Phát hiện hành tinh đang hình thành

Học viện Công nghệ Rochester công bố phát hiện một hành tinh trẻ nặng gấp 10 lần sao Mộc, cách Trái Đất chỉ 330 năm ánh sáng.


Đồ họa mô phỏng hành tinh khí 2MASS 1155-7919 b. (Ảnh: CNN).

Hầu hết các ngoại hành tinh từng được khám phá bởi các nhà thiên văn học đều đã hình thành hoàn chỉnh sau hàng triệu năm tích tụ vật chất xung quanh bởi lực hấp dẫn. Nhưng phát hiện mới, 2MASS 1155-7919 b, là một hành tinh còn rất trẻ, được cho là vẫn đang ở giữa quá trình bồi tụ.

2MASS 1155-7919 b, cách Trái Đất chỉ 330 năm ánh sáng, nằm trong nhóm sao Epsilon Chamaeleontis có thể quan sát thấy ở phía nam bầu trời. Nó nặng gấp 10 lần sao Mộc và quay quanh một ngôi sao khoảng 5 triệu năm tuổi, trẻ hơn cả nghìn lần so với Mặt Trời của chúng ta.

Điểm bất thường là quỹ đạo của hành tinh nằm cách rất xa ngôi sao chủ, gấp tới 600 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Con số này được cho là sẽ thay đổi khi quá trình hình thành hoàn tất và chỉ các quan sát trong tương lai mới giúp các nhà khoa học biết được khoảng cách cuối cùng giữa 2MASS 1155-7919 b và ngôi sao của nó là bao xa.

Khám phá, được thực hiện dựa trên dữ liệu từ kính thiên văn Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, không chỉ giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu sự hình thành của các hành tinh khí khổng lồ mà còn cung cấp cái nhìn sâu hơn về quỹ đạo rộng của chúng. Phát hiện đã được công bố trong Hồ sơ Nghiên cứu của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ.

Cập nhật: 14/02/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video