NASA vừa phát hiện một hành tinh đang xoay một cách "cuồng nhiệt" trên trục của nó, dẫn đến tình trạng thay đổi khí hậu nhanh đến mức chóng mặt.
Theo Space.com, kính viễn vọng Kepler đã ghi được hình ảnh một hành tinh tên Kepler-413b đang trong tình trạng chao đảo dữ dội trên trục của nó.
Quỹ đạo của hành tinh Kepler-413b quanh hai ngôi sao - (Ảnh: NASA/ESA)
Trục của hành tinh có thể dao động đến 30 độ trong vòng 11 năm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm Động lực học tại bang California (Mỹ).
Để dễ so sánh, mức độ dao động của trục Trái đất ở mức 23,5 độ trong hơn 26.000 năm.
Hành tinh này chỉ mất 66 ngày để hoàn tất quỹ đạo của nó.
Không dừng lại ở đó, hành tinh trên hiện xoay quanh không phải 1 mà đến 2 ngôi sao, gồm sao lùn cam và sao lùn trắng.
Hậu quả của sự dao động mãnh liệt và tốc độ xoay quá nhanh của Kepler-413b chính là hiện tượng thay đổi thời tiết xoành xoạch trên bề mặt hành tinh.
Tuy nhiên, dù thời tiết có đổi mùa, nhiệt độ trên hành tinh trên quá ấm để sự sống có thể sinh sôi, do nó duy trì khoảng cách quá gần với bộ đôi sao trung tâm, khiến nước không thể tồn tại dưới dạng lỏng.