Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland

Các nhà khoa học vừa thông tin mới tìm thấy tàn tích của một hồ nước cổ đại khổng lồ dưới Greenland. Hồ cổ được cho bị chôn vùi sâu bên dưới lớp băng ở phía tây bắc.

Lòng hồ hóa thạch khổng lồ là một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây ở khu vực này.

Năm 2019, các nhà khoa học từng báo cáo việc phát hiện ra hơn 50 hồ nước là các khối nước lỏng tan băng bị mắc kẹt giữa lớp nền và lớp băng trên cao.

Tuy nhiên, phát hiện mới có một bản chất khác vì đó là một lưu vực hồ cổ, khô từ lâu và hiện chứa đầy hàng tấn trầm tích, đá rời dày tới 1,2km và được bao phủ bởi 1,8km băng.


Hồ khổng lồ này được cho chứa khoảng 580km3 nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết đó là một hồ nước hoành tráng với diện tích bề mặt rộng đến khoảng 7.100km2. Hồ khổng lồ này được cho chứa khoảng 580km3 nước, được cung cấp bởi một mạng lưới gồm ít nhất 18 con suối cổ đại đã từng tồn tại ở phía bắc của lòng hồ, chảy vào nó dọc theo một vách đá dốc. Hiện tại vẫn chưa có cách nào để biết được hồ này cổ như thế nào.

"Đây có thể là một kho lưu trữ thông tin quan trọng, trong bối cảnh mà hiện tại hoàn toàn bị che giấu và không thể tiếp cận được. Nếu chúng tôi có thể lấy được những lớp trầm tích đó, nó có thể cho chúng tôi biết khi nào băng có mặt hoặc biến mất", trưởng nhóm nghiên cứu, nhà địa vật lý sông băng Guy Paxman từ Đại học Columbia cho biết.

Lòng hồ khổng lồ còn được gọi là “Lòng chảo thế kỷ Camp”, liên quan đến một cơ sở nghiên cứu quân sự lịch sử gần đó, được xác định thông qua các quan sát từ sứ mệnh Operation IceBridge của NASA. Đó là một cuộc khảo sát trên không về các vùng cực trên thế giới.

Trong các chuyến nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ địa mạo dưới băng bằng cách sử dụng một loạt các thiết bị đo radar, trọng lực và dữ liệu từ trường. Các kết quả đọc được cho thấy sự tồn tại của khối trầm tích khổng lồ được cấu tạo từ vật liệu ít đặc hơn và ít từ tính hơn so với đá cứng bao quanh khối.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể hồ được hình thành trong thời gian ấm hơn do sự dịch chuyển của nền đá do một đường đứt gãy bên dưới, hiện đang không hoạt động. Ngoài ra, sự xói mòn của băng có thể đã tạo nên hình dạng của lưu vực theo thời gian.

Trong cả hai trường hợp, các nhà nghiên cứu tin rằng lưu vực cổ đại này có thể lưu giữ một hồ sơ trầm tích quan trọng. Nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể khoan đủ sâu để khai thác và phân tích nó, nó có thể chỉ ra thời điểm khu vực này không có băng hoặc băng bao phủ, cho thấy những hạn chế của phạm vi của lớp băng Greenland, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về điều kiện khí hậu và môi trường trong khu vực.

Bất kể bí mật nào mà những tảng đá bị chôn vùi sâu đó có thể cho chúng ta biết về sự thay đổi khí hậu vùng cực trong quá khứ cổ đại là thông tin quan trọng để giải thích những gì đang xảy ra ở thế giới hiện tại.

Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch và từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý muốn mua hồi năm ngoái. Tuy nhiên, cả Đan Mạch và Greenland đều khước từ đề xuất này.

Greenland có 80% diện tích bao phủ bởi băng và dân cư chưa tới 60.000 người. Tuy nhiên, Greenland được cho là sở hữu kho tàng tài nguyên thiên nhiên đồ sộ bao gồm quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, urani và dầu.

Cập nhật: 14/11/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video