Phát hiện hóa thạch cá thể người hiện đại cổ 40.000 năm tuổi

(khoahoc.tv) - Một người họ hàng từ hang động Tianyuan: loài người sinh sống 40.000 năm trước dường như là bà con thân thuộc với nhiều người Châu Á và những người Mỹ bản địa ngày nay.

DNA cổ đại đã tiết lộ rằng con người sống cách đây khoảng 40.000 năm ở khu vực gần Bắc Kinh, có vẻ như liên quan nhiều tới người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế
trong đó có hai nhà khoa học Svante Paabo và Qiaomei Fu của Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức, đã chiết xuất được nhân chuỗi và DNA ti thể từ ​​chân của một người hiện đại cổ từ hang động Tianyuan gần Bắc Kinh, Trung Quốc. Phân tích DNA của cá thể này cho thấy người Tianyuan có cùng nguồn gốc với tổ tiên của người châu Á và người Mỹ bản địa. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ DNA của người Neanderthal và Denisovan trong người cổ đại này không cao hơn so với những người sinh sống trong khu vực này ngày nay.

Con người hình thái tương tự như con người ngày nay hóa thạch nằm trên khắp lục Á-Âu khoảng giữa 40.000 và 50.000 năm trước đây. Các mối quan hệ di truyền giữa những người hiện đại xuất hiện sớm và quần thể người ngày nay vẫn chưa được thiết lập. Qiaomei Fu, Matthias Meyer và các đồng nghiệp thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức, đã sử dụng kỹ thuật mới có thể xác định vật liệu di truyền cổ từ một hóa thạch ngay cả khi có mặt một lượng lớn DNA từ vi khuẩn trong đất.

Sau đó các nhà nghiên cứu xây dựng lại một hồ sơ di truyền của cá thể người cổ đại hóa thạch nói trên. Svante Paabo của Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck, cho biết: "Cá thể này sống trong một giai đoạn xảy ra quá trình chuyển đổi tiến hóa quan trọng khi người cổ hiện đại đã chia sẻ một số tính năng với các hình thức trước đó như người Neanderthal, đã thay thế người Neanderthal và Denisovans, nhưng người này sau đó bị tuyệt chủng". Max Planck dẫn đầu nghiên cứu  nói trên.

Hồ sơ di truyền cho thấy
cá thể người hiện đại sớm này là bà con thân thuộc của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay nhưng đã tách ra về mặt di truyền khỏi tổ tiên của người châu Âu ngày nay. Ngoài ra, cá thể Tianyuan không chứa một lượng lớn DNA Neanderthal hoặc Denisovan hơn những người hiện đang sống trong khu vực này. “Nhiều phân tích hơn về những người hiện đại sớm này trên khắp đại lục Á - Âu sẽ giúp chúng tôi biết chính xác hơn về khi nào và bằng cách nào mà người hiện đại phân bố rộng khắp châu Âu và châu Á”, ông Svante Paabo nói.

Nhiều phần của công trình nghiên cứu được thực hiện trong một phòng thí nghiệm mới điều hành bởi viện nghiên cứu Max Planck Society và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video