Phát hiện hoá thạch tê giác mang thai

Các nhà khảo cổ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vừa khai quật được hoá thạch của một con tê giác không sừng mang trong bụng một bào thai, sống cách đây 18 triệu năm.

Họ tìm thấy hoá thạch khi đang khai quật khu vực Shanwang, nơi lưu trữ dấu tích về cuộc sống cổ đại, cách hạt Linqu ở Sơn Đông 22 km về phía Đông Bắc. Shanwang là khu vực khảo cổ còn nguyên vẹn duy nhất của kỷ nguyên Mioxen (cách đây 25-13 triệu năm) ở phía Đông Trung Quốc.

Con tê giác dài 2,7 m và cao 1,7 m vẫn còn nguyên vẹn. Bào thai nằm trong bụng chỉ dài 0,7 m. Răng và xương của nó đã phát triển gần như hoàn chỉnh.

Người ta cho rằng con vật đã chết 8 tháng trước khi đứa con được sinh ra, Li Fenglin, giáo sư Đại học Địa chất Trung Quốc cho biết. "Thật hiếm khi phát hiện được hoá thạch tê giác đang mang thai như thế".

Tê giác không sừng là tổ tiên của loài tê giác hiện đại ngày nay. Tê giác không sừng có tứ chi ngắn, mỗi bàn chân có 3 ngón, và lớp da dày như áo giáp. Con vật mỗi lần sinh một con với thời kỳ mang thai kéo dài 15-18 tháng.

Khu vực Shanwang là nơi từng chứng kiến những hoạt động núi lửa vào kỷ thứ 3 (Cenozoic), khoảng 20 triệu năm trước. Con tê giác bị chết có thể là nạn nhân của một vụ phun trào núi lửa.

Li và cộng sự cũng tìm thấy những hoá thạch khác, bao gồm hươu, nhện và bọ cạp. Tổng cộng họ đã phát hiện 700 loài động thực vật ở đây.

M.T. (theo Tân Hoa Xã)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video