Các nhà khoa học trường Đại học London phát hiện tại Trung Quốc một con khủng long cái có hơn một chục phôi thai đang phát triển tốt trong bụng.
Hóa thạch khủng long. Ảnh: mang tính minh họa.
Những hoá thạch mới phát hiện tại Tshehol tnuộc tỉnh Liêu Ninh (Liaonin), Trung Quốc gần như giữ được hoàn toàn hệ sinh thái cổ. Sở dĩ như vậy là vì những khủng long, những loại động vật có vú, chim chóc, các loài bò sát sống tại đó bị tro vùi lấp khi núi lửa phun trào. Sau nhiều triệu năm nằm yên dưới lớp đá vôi, tất cả biến thành hoá thạch và chỉ mới đây, do quá trình phong hoá lộ dần trên mặt đất.
Các nhà cổ sinh học kể lại rằng nhiều mảnh của hoá thạch được bảo quản tốt đến nỗi, bằng mắt thường cũng nhận ra các chiếc lông vũ, những nét hoa văn trên da, thậm chí cả những thực phẩm chứa trong dạ dày mà chúng vừa ăn trước khi chết.
Một con khủng long cái loại “tí hon” chiều dài chỉ chừng 30 cm được các nhà cổ sinh học đặc biệt chú ý. Trước hết, cho tới nay nó là còn vật cổ nhất được phát hiện đang có thai, thứ hai, nó là loài bò sát đẻ ra con.
Chúng ta hãy nhớ lại rằng, đa số các loại bò sát hiện có trên Trái đất đẻ ra trứng chứ không đẻ ra con.