Các nhà khảo cổ học đã tiến gần đến việc làm sáng tỏ bí ẩn con hào bao quanh kim tự tháp Djoser của Ai Cập, theo Science in Poland.
Nhà nghiên cứu khảo cổ Kamil Kurashkevich từ Đại học Warsaw cho biết, “con hào khô” ở khu mộ Sakarra gần Cairo là mô hình con đường ba chiều để pharaoh đến với “thế giới bên kia”.
Đó là một con hào khổng lồ cắt vào đá sâu 20 mét và rộng 40 mét bao quanh khu vực thiêng liêng 750m x 600m. Tổ hợp lăng mộ bao gồm kim tự tháp , được coi là cấu trúc đá cổ nhất còn tồn tại trên thế giới và các công trình đền thờ liền kề.
Kim tự tháp Djoser.
Nhóm các nhà khảo cổ học do ông Kurashkevich dẫn đầu đã làm việc tại Sakarra hơn 20 năm. Trong các cuộc khai quật, họ đã tìm thấy những hành lang ngang thấp, có lẽ đã hình thành trong quá trình xây dựng kim tự tháp. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học không thể xác định mục đích của các hành lang này.
Một trong những hành lang dẫn đến kim tự tháp có chiều dài khoảng 20 mét và kết thúc trong một căn phòng nhỏ. Bên trong nó, các nhà Ai Cập học đã tìm thấy dụng cụ nghi lễ khác thường, được trang trí với những hình rắn chạm khắc.
Theo ông Kurashkevich, vũ khí có thể là một trong những mối nguy hiểm đang chờ đợi Pharaoh, hoặc ngược lại, là phương tiện bảo vệ trên con đường sang thế giới bên kia.
“Theo tín ngưỡng của người Ai Cập, con đường đến thế giới bên kia rất khó khăn và nguy hiểm. Trước khi người quá cố có thể tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu, ông ta phải vượt qua một số chướng ngại vật và gặp phải những sinh vật nguy hiểm”, nhà khảo cổ học giải thích.