Gần đây, các nhà khoa học từ Đại học Charles ở Prague (Séc), phát hiện ra rằng những người đàn ông bị nhiễm loài ký sinh trùng toxoplasmosis dễ có thiên hướng tình dục khổ dâm, tình yêu ràng buộc và ái vật.
Một số người mới nghe nói có thể nghĩ đó là cốt truyện của các bộ phim kinh dị, nhưng các nhà khoa học cho rằng điều này là thực tế ngay cả trong trường hợp của con người, khi quá trình này không bộc lộ rõ ràng như ở một số loài côn trùng. The Conversation đã liệt kê ra một số thí dụ về việc nấm ký sinh điều hành các sinh vật cao cấp hơn.
Loài nấm ký sinh Cordyceps, một chi trong ngành nấm túi Ascomycota gây nhiễm trùng cho kiến, làm cho kiến leo lên ngọn cây và chết ở đó, sau đó thế hệ tiếp theo của các bào tử ký sinh trùng phát tán đi xa và lây nhiễm cho những con côn trùng mới.
Tương tự như vậy, loài giun bờm ngựa nematomorpha buộc dế nhảy xuống nước và bị chết đuối ở đó, nhờ vậy bản thân giun bờm ngựa nematomorpha được sống trong một môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, các ký sinh trùng ảnh hưởng không chỉ tới các loài côn trùng, mà còn tới cả những động vật cao cấp hơn.
Đàn ông bị nhiễm loài ký sinh trùng này dễ có thiên hướng tình dục khổ dâm.
Các nhà khoa học đã nhắc đến toxoplasmosis gondii gây bệnh như một ví dụ kinh điển về ảnh hưởng của ký sinh trùng đến hành vi của con người. Mèo là loài vật chính mang toxoplasma gondii và con người đôi khi là vật chủ trung gian.
Thường thì mục tiêu của các ký sinh trùng toxoplasma gondii là những con chuột, loài gặm nhấm này nếu bị nhiễm toxoplasma gondii thì chúng không còn sợ mùi mèo và bắt đầu tìm kiếm nguồn gốc của mùi đó, rồi dễ dàng bị mèo bắt. Tuy nhiên, các ký sinh trùng đó cũng có thể kiểm soát hành vi của con người và ảnh hưởng của chúng được coi là rất đa dạng: người nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis gondii thường cảm thấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chậm phản ứng, ít quan tâm đến cái mới hay có thái độ cởi mở quá mức.
Gần đây, các nhà khoa học từ Đại học Charles ở Prague (Séc), phát hiện ra rằng những người đàn ông bị nhiễm loài ký sinh trùng này dễ có thiên hướng tình dục khổ dâm, tình yêu ràng buộc và ái vật. Các chuyên gia nói rằng, những người bị nhiễm toxoplasma gondii ở cả nam lẫn nữ đều ít có thiên hướng đa dạng hóa đời sống tình dục.
Nghiên cứu được tiến hành trong những năm gần đây đã phát hiện tất cả các khía cạnh mới của tác động do vi sinh vật gây ra đối với tư duy của con người. Ví dụ, gần đây, các nhà khoa học ở Đại học Exeter (Anh) phát hiện ra rằng các vi khuẩn đường ruột có thể trực tiếp ảnh hưởng đến tâm trạng. Những loài vi khuẩn đó quyết định cả nồng độ của serotonin trong cơ thể thường được gọi là một trong những "hormone hạnh phúc". Các nhóm nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những vi khuẩn này có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của con người và thiên hướng mắc các rối loạn như trầm cảm và thậm chí tự kỷ.