Nhân loại không thể thoát khỏi gián vì gene của những loài côn trùng này "ghi nhớ" quá nhiều chất độc - ông Ilya Gomyranov, Thư ký báo chí của Bảo tàng Động vật học MGU nói với Sputnik.
"Chúng ta chắc chắn là không có khả năng tiêu diệt gián mà cũng không cần phải làm thế - xét cho cùng, chúng là một trong những thành tố của hệ sinh thái đô thị, cũng như chim bồ câu với chuột mà thôi. Chúng ta có thể làm giảm cơ số bầy gián, tuân thủ chuẩn mực vệ sinh ở những nơi sử dụng công cộng (lối ra vào, bãi rác v.v.) cũng như trong căn hộ của chính mình", nhà khoa học nói.
Gián có chiều dài DNA đứng thứ hai trong số các loài côn trùng.
Chuyên gia Gomyranov nhắc nhở rằng vào những năm 80 của thế kỷ 20, đã xuất hiện thuốc trừ trên cơ sở "món ngon" với gián là glucose pha trộn các chất độc. Tuy nhiên, qua 10 - 15 năm, nhiều con gián đã "biết" và ngừng ăn bả độc, khiến việc sử dụng các thứ thuốc trừ trở nên vô ích.
Bề dầy kinh nghiệm tiến hóa
Gián xuất hiện trên Trái đất khoảng 235 triệu năm trước đây. Qua hàng trăm triệu năm tồn tại của loài gián, các đại diện của nó đã từng gặp phải và đối phó với các chất độc tương tự như hiện đại và ký ức về các "cuộc gặp" này được lưu giữ trong DNA của loài côn trùng, người đối thoại với Sputnik cho biết.
Ông giải thích rằng gián có chiều dài DNA đứng thứ hai trong số các loài côn trùng và vượt hơn cả chiều dài DNA của con người.
Theo lời chuyên gia Gomyranov, kinh nghiệm tiến hóa tích lũy qua bao thế hệ giúp gián nhận biết thức ăn và phân biệt được chất an toàn với chất độc. Ngoài ra, để thích nghi với chất độc, gián không cần phải tiến hóa, chỉ cần kích hoạt các gene cũ là đủ.
"Trong cơ thể côn trùng sản ra một lượng lớn chất giải độc protein, hoạt động như một thứ "thuốc" chống lại những loại chất độc khác nhau", nhà khoa học nói.