Các nhà khoa học Ấn Độ tuyên bố mới phát hiện ra một loài ếch có khả năng làm tổ để đẻ trứng. Theo tiến sĩ SD Biju, thuộc đại học Delhi, thì loài ếch này làm tổ nhằm giữ được nhiệt độ ổn định và trốn tránh kẻ thù.
Loài ếch làm tổ được phát hiện tại Ấn Độ được coi là cực kì hiếm. (Ảnh: BBC) |
Loài ếch này có chiều dài khoảng 12cm, biết tự tạo ra một cái kén và tiết ra chất keo để bảo vệ trứng.
“Đây là một loài ếch rất hiếm, chỉ có duy nhất tại vùng núi này. Tôi đã trải qua khoảng 20 nghiên cứu vùng núi này để tìm thấy chúng.” ông Dr Biju trả lời phỏng vấn.
Ông cho rằng loài ếch này khác hẳn các loài ếch làm tổ ở châu Mĩ và châu Phi ở chỗ con đực lấy lá về làm tổ sau khi con cái đã đẻ trứng, trong khi các loài còn lại làm tổ trong quá trình đẻ trứng và cả con đực và con cái cùng làm.
Tuy nhiên, loài ếch này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do việc phá rừng để trồng cây cà phê và các loại cây công nghiệp.