Phát hiện loài hải quỳ có thể di chuyển

Không như đa số các loài hải quỳ gắn liền cuộc đời nơi đáy biển, hai loài hải quỳ mới được phát hiện tại vùng biển quanh quần đảo Aleutian gần Alaska có thể bơi và di chuyển.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Alaska, Fairbanks đã phát hiện hai loài hải quỳ này trong một cuộc khảo sát khoa học kéo dài 2 năm tại vùng biển xung quanh Aleutian. Hiện họ đang tham khảo ý kiến các chuyên gia để kiểm tra hai loài này có phải là loài mới hay không.

Hải quỳ thường dùng chân bám chặt vào các tảng đá và chỉ rời khỏi đó khi bị tấn công hoặc môi trường sống thay đổi và khó kiếm thức ăn. Hai loài mới được phát hiện nhiều khả năng thuộc lớp hải quỳ có thể di chuyển theo dòng chảy của đại dương. 

Ngoài hai loài hải quỳ nói trên, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Alaska, Fairbanks cũng tìm thấy một loài tảo bẹ mới được đặt tên Aureophycus aleuticus. Đây là một loại tảo nâu, có thể là đại diện của một giống mới hoặc một họ mới của tảo biển.

Hai loài hải quỳ mới được phát hiện ở đảo Aleutian (Ảnh: Livescience)


Con bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ này được tìm thấy ngoài khơi quần đảo Aleutian (Ảnh: Livescience)


Một loài tảo bẹ mới được phát hiện ngoài khơi Aleutian (Ảnh: Livescience)

T.VY

Theo Xinhua, LiveScience, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video