Theo 2 bài báo công bố trên các ấn phẩm khoa học Toxins và Journal of Biological Chemistry, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm khoa học Nga đã tìm thấy trong nọc độc của loài hải quỳ những protein độc đáo giúp ức chế hoạt động của các thụ thể đau và giảm phản ứng viêm.
Điều quan trọng là khác với các thành phần của các loại thuốc giảm đau hiện có, các protein có tác dụng giảm đau này lại không gây nghiện.
Hải quỳ là một trong những loài sinh vật ăn thịt sơ khai nhất.
Hải quỳ là một trong những loài sinh vật ăn thịt sơ khai nhất. Người ta tin rằng tổ tiên của chúng xuất hiện trên Trái Đất hơn nửa tỷ năm trước. Khi bơi ngang qua mà bị các xúc tu của hải quỳ tiêm nhiễm chất độc, đặc biệt là từ một số hải quỳ (ví dụ, các loại Metridium senile và Urticina eques) thì cá và các sinh vật khác liền bất động và trở thành mồi ngon của hải quỳ.
Các nhà khoa học Nga đã phân tích các chất độc do các loài hải quỳ Metridium senile và Urticina eques tiết ra, kết quả thấy có chứa các loại protein lý thú có tên Ms9a-1 và Ueq 12-1. Đây chính là các protein ức chế thụ thể TRPA1 chịu trách nhiệm về độ nhạy cảm với cơn đau và một số cảm giác khác cũng như sự phát triển của phản ứng viêm.
Theo các nhà khoa học, trên cơ sở của các protein này có thể tạo ra thuốc giảm đau và chống viêm có tác dụng theo địa chỉ tại đúng các điểm trên cơ thể.
Các protein đó được thử nghiệm trên chuột đã chứng minh hiệu quả của chúng. Bây giờ chỉ còn tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.