Vì sao các danh tướng thời xưa "bụng bia" chứ không phải sáu múi?

Giải mã lý do danh tướng thời xưa "bụng bia" chứ không phải sáu múi
  •   3,73
  • 4.832

Nhiều người thắc mắc, tại sao võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc hay sáu múi như phim ảnh miêu tả.

Để tranh giành đất đai, tiền bạc và quyền lực, các quốc gia cổ đại thường tiến hành các cuộc chiến tranh, tạo nên nhiều danh tướng cực kỳ quan trọng trong dòng chảy lịch sử. Tuy nhiên, thú vị là, khi nhìn vào chân dung của những danh tướng này, mọi người đều sẽ thấy rằng họ hầu như đều có một điểm chung, đó là bụng rất to, giống như thời này gọi là "bụng bia".

  Thời xưa loại bụng bự này được gọi là "bụng tướng quân".
 Thời xưa loại bụng bự này được gọi là "bụng tướng quân". (Ảnh minh hoạ).

Đặc điểm này rất khác so với tưởng tượng của mọi người vì đa số sẽ nghĩ rằng, một danh tướng thường xuyên luyện tập trên thao trường, hành quân tác chiến sao có thể béo bụng được. Vậy tại sao lại có hiện tượng thú vị này, các chuyên gia sử học đã có lời giải thích.

Theo các chuyên gia sử học, kỳ thực thời xưa loại bụng bự này không được gọi là bụng bia, mà được gọi là "bụng tướng quân", tượng trưng cho sức chiến đấu mạnh mẽ, cường đại. Chiếc bụng này không phải hình thành từ thói lười biếng, hết ăn lại nằm mà bởi vì các võ tướng phải thường xuyên ra chiến trường, vóc người đương nhiên phải đáp ứng được điều kiện nhất định, nếu không linh mẫn nhanh nhẹn thì buộc phải lưng hùm vai gấu.

Nhạc Phi
 Võ tướng phải thường xuyên ra chiến trường, vóc người đương nhiên phải đáp ứng được điều kiện nhất định. (Ảnh minh hoạ).

Một thân thể cường tráng, to lớn có thể giúp họ có sức mạnh hơn, đủ sức mang và sử dụng những vũ khí hạng nặng như đao, chuỳ, thương... Khi cận chiến, các võ tướng sẽ chứng minh thực lực thật sự của mình. Đặc biệt, trong kỷ nguyên của vũ khí thô sơ, sự vượt trội về thể chất thường có thể quyết định trận chiến.

Thêm vào đó, các tướng lĩnh trên chiến trường xưa nay không những phải biết đánh nhau mà còn phải có sức vóc. Chiến tranh thường không thể xác định thời gian, đặc biệt nếu thế trận giằng co, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lương, hành quân xa đã là chuyện thường, dù tướng lĩnh được cưỡi ngựa nhưng đối với cả tướng và binh vẫn là một thử thách rất lớn.

Mặc áo giáp và trang bị nặng, mang theo một lượng lớn vũ khí và lương thực, nếu không có lượng mỡ lớn làm nguồn dự trữ năng lượng thì không thể duy trì được. Vì vậy, cao lớn thô kệch, nhiều mỡ cũng chính là đặc điểm lý tưởng của tướng lĩnh thời xưa, bởi khi phát sinh chiến đấu, những đặc điểm này đều đại diện cho việc có sức, rất thực dụng.

Mặt khác, phần bụng là một trong những điểm yếu của binh sĩ trên chiến trường, vì thế lớp mỡ dầy của bụng bia sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên - đao đến một mức độ nhất định.

  Lớp mỡ dầy của bụng bia sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên ở mức nhất định.
 Lớp mỡ dầy của bụng bia sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên ở mức nhất định. (Ảnh minh hoạ).

Tuy nhiên, không phải vị tướng quân nào cũng có “bụng tướng quân”, chỉ là người xưa nhận định, một chiếc bụng to có thể khiến cho võ tướng thêm phần anh dũng, uy vũ, thoạt nhìn sẽ có vẻ uy nghiêm, khiến người ta sợ hãi, sinh lòng nể phục. Cũng bởi vậy, "bụng tướng quân" đã trở thành hình ảnh đặc trưng của các võ tướng, được các hoạ sĩ đặc tả thành hình tượng lưu truyền muôn đời.

Cập nhật: 01/03/2022 Theo Tiền Phong
  • 3,73
  • 4.832