Phát hiện loại nấm ăn da có khả năng gây tuyệt diệt nhiều loài vật

Các chuyên gia cho biết, loại nấm này sau khi bám trên da sẽ ăn sâu vào cơ quan hô hấp, phá hủy các lỗ thở và hút nước của loài lưỡng cư đó.

>>> Xác định ADN để tránh giao phối nhầm giúp cứu các loài ếch khỏi tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra loại nấm ăn da nguy hiểm có tên khoa học Batrachochytrium salamandrivorans là thủ phạm đe dọa sự tuyệt chủng của nhiều loài kỳ nhông tự nhiên ở lục địa Bắc Mỹ.

Qua nghiên cứu, nhiều chuyên gia dự đoán, chính việc buôn bán các loài động vật hoang dã đã vô tình phát tán loại nấm đáng sợ có xuất xứ từ châu Âu này thâm nhập vào các khu vực khác.


Loại nấm này đe dọa đến sự sống của nhiều loài kỳ nhông trong tự nhiên

Một nhóm nghiên cứu cho biết, loại nấm Batrachochytrium salamandrivorans phát hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào cuối năm 2013, chúng đã tiêu diệt loài kỳ nhông ở Hà Lan, Bỉ và lan rộng ra các quốc gia châu Âu khác.

Bằng cách kiểm tra khoảng 5.400 mẫu của 150 loài động vật lưỡng cư ở châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và châu Phi, các chuyên gia nắm được cơ chế "giết người" của loại nấm này.


Buôn bán động vật hoang dã đã làm phát tán loài nấm nguy hiểm trên

Sau khi xâm nhập vào da, loại nấm Batrachochytrium salamandrivorans sẽ lưu lại và tấn công trực tiếp da, ăn sâu vào cơ quan hô hấp, phá hủy các lỗ thở và hút nước của loài lưỡng cư đó.

Matthew Fisher - giáo sư về dịch tễ học tại trường Cao đẳng Imperial London cho biết: "Loại nấm này thực sự nguy hiểm, chúng không những đe dọa đến các loài vật lưỡng cư mà thông qua đó, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và là nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn cho người dân châu Âu, châu Phi và xa hơn nữa".

Trưởng nhóm nghiên cứu Martel thuộc trường ĐH Ghent (Bỉ) chia sẻ: "Việc buôn bán không kiểm soát trên toàn thế giới sẽ khiến cho loại nấm này ngày càng lan nhanh. Nếu nấm đến Hoa Kỳ, sẽ có hàng tỷ loài kỳ nhông, ếch... khác biến mất trên thế giới, rất có thể nhiều loài sẽ bị tuyệt chủng".


Có khoảng 30-50% loài lưỡng cư có thể tuyệt chủng vì loại nấm này

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho biết, có khoảng 30 - 50% trong số 6.000 loài lưỡng cư trên thế giới có thể bị tuyệt chủng do nhiễm nấm độc. Trong đó, sự biến đổi khí hậu cũng tạo điều kiện để các loài nấm độc này phát triển nhanh và nguy hiểm hơn.

Nhà sinh thái học Karen Lips thuộc ĐH Maryland nhấn mạnh: "Các tác động về khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm, Mỹ là một trong những nước có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới bởi vậy nơi đây cũng trở thành "điểm nóng" cần được lưu ý của các loài kỳ nhông".

Theo Mask, Reuters
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video