Phát hiện mới về lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực

Tuy có diện tích gần bằng khu vực Bắc Mỹ, song lỗ hổng của tầng ozone ở Nam Cực hiện nay vẫn là lỗ hổng nhỏ thứ hai trong vòng hai thập kỷ qua.

>>> Tầng ozone chỉ phục hồi sau 40 năm nữa

Đây là công bố mới nhất của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra ngày 24/10 về kết quả nghiên cứu các lỗ hổng trên "lá chắn" bảo vệ Trái Đất.

Các nhà nhà khoa học thuộc hai cơ quan trên cho biết lỗ hổng của tầng ozone ở Nam Cực hình thành trong tháng Chín và tháng 10, đã có kích cỡ 21,32 triệu km2, gần bằng tổng diện tích của ba nước Mỹ, Mexico và Canada. Trong khi đó, lỗ hổng lớn nhất của tầng ozone cho đến nay là 29,9 triệu km2, được ghi nhận trong năm 2000.

Cũng theo các nhà khoa học Mỹ, tầng ozone bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím nguy hiểm bắt đầu xuất hiện các lỗ hổng từ những năm 1980 của thế kỷ trước do các khí thải chlorofluorocarbon (gọi tắt là CFC) gây ra. Loại khí này hiện hầu như đã được loại bỏ nhờ một công ước quốc tế được ký kết hồi năm 1987.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video