Phát hiện mới về một loài động vật ăn thịt thời đồ đá

Người cổ đại đã từng phải tồn tại trong môi trường đầy rẫy kẻ thù, từ loài mèo, sói đến chim ăn thịt người khổng lồ. Các nhà khoa học vừa bổ sung thêm loài gấu vào danh sách trên, loài gấu tiền sử to lớn hơn gấu ngày nay khoảng 1/3.

Trước kia các nhà khoa học cho rằng gấu hang động là loài ăn cỏ sống bằng các loại quả rừng và rễ cây. Nhưng xương thu được từ Carpathians – vùng núi nổi tiếng nhờ vào những truyền thuyết về Dracula – cho thấy loài gấu này có thể là động vật ăn thịt, thậm chí là thịt người.

Phân tích mẫu xương

Gấu hang động (Ursus spelaeus) được đặt tên theo địa điểm phát hiện xương của chúng – những hang động khắp châu Âu, chúng đã tuyệt chủng cách đây 20.000 năm khi trái đất chìm trong băng hà.

Trong khoảng 30 năm gần đây, những nghiên cứu về sọ, hàm và răng cho thấy gấu hang động phần lớn là động vật ăn cỏ. Thêm vào đó, xương phát hiện ở trung và tây Âu có hàm lượng nitrogen-15, hạt nhân của nó có ít hơn loại nitrogen-14 một nguyên tử, thấp như ở những người ăn chay. Động vật tích nitrogen-15 trong cơ thể và những loài ăn thịt có lượng nitrogen-15 cao hơn loài ăn thực vật.

Hiện nay, gấu đen và nâu là loài ăn tạp. Điều này có nghĩa là mặc dù gấu hang động phần lớn là loài ăn thực vật thì một số nhóm khác có thể là loài ăn thịt. Dữ liệu mới từ Petera cu Oase (Hang động xương) thuộc đỉnh phía tây nam của dãy núi Carpathians, Romania tiết lộ phần lớn loài gấu hang động sống ở đây rõ ràng là loài ăn thịt nhờ vào xác định hàm lượng nitrogen-15 cao.

Sọ của một loài gấu hang động kỷ Pleistocene (Ảnh: LiveScience)

Hang động ẩn khuất

Thu được những mẩu xương này không hề dễ dàng. Max Planck, Viện Nhân chủng học tiến hóa ở Leipzig, Đức cho biết: “Muốn vào hang động này phải đi đường ngầm dưới nước.” Miệng hang mà loài gấu từng sử dụng đã sụp đổ từ lâu nên mọi người phải đi vào bằng một nơi thấp hơn, qua một dòng suối và một con sông ngầm. Để đến được Petera cu Oase, vốn được những người Romania phát hiện, phải dùng đến thiết bị lặn và dụng cụ leo núi.

Joao Zilhao, nhà khảo cổ học thời kỳ đồ đá tại Đại học Bristol, Anh cho biết: “Bạn có thể hình dung công việc hàng ngày vất vả như thế nào đối với đội khảo cổ và đầy những hiểm nguy.”

Cuộc chiến giữa gấu và người

Nghiên cứu cho rằng, loài gấu hang động có thể phải giành giật con mồi với loài người và những loài ăn thịt khác cùng thời như linh cẩu, sói và sư tử hang động cũng như loài ăn tạp gấu nâu.

Cũng theo Michael Richards: “Thật thú vị nếu chúng tôi có thể khảo sát thêm những con gấu hang động ở những địa điểm khác trong vùng để tìm thêm loài gấu ăn thịt. Chúng tôi cũng hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân vì sao một số con gấu là loài ăn thịt trong khi số khác lại ăn cỏ.”

Các nhà khoa học giả thiết một số gấu hang động có thể ăn cá nhưng theo nhà khảo cổ động vật Mary Stiner thuộc Đại học Arizona thì có khả năng những con gấu này ăn thịt cả đồng loại. “Ở loài gấu nâu, ăn thịt đồng loại và loại trừ kẻ thù đi cùng nhau như ở loài sư tử. Hành vi này rất rõ ở những dấu răng lớn của loài gấu hang động hằn trên sọ của những con gấu con ở hang Yarimburgaz, tây Thổ Nhĩ Kỳ.”

Kết quả nghiên cứu tiết lộ khả năng con người và giống người Neanderthals cố ý đặt xương gấu hang động trong những hang này vào thời cổ đại. Richards phát biểu với LiveScience rằng: “Những hành động này có thể là một loại hình tín ngưỡng và tôi không thể hiểu được vì sao gấu hang động lại hấp dẫn con người trong khi chúng là kẻ thù.”

Nhóm nghiên cứu quốc tế cho đăng công trình của học trên bản tin trực tuyến ngày 7 tháng 1 của Viện Khoa học quốc gia.

Tuệ Minh (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video