Phát hiện mới về vaccine ngừa HIV

Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ dựa trên tế bào miễn dịch được biến đổi gene từ cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV.

Cho đến ngày nay, HIV vẫn là bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị. Virus này vẫn đang lây nhiễm cho hàng triệu người trên thế giới và khó có thể ngăn chặn bằng các kháng thể thông thường.

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Scripps, Mỹ, phát hiện phương pháp điều chế vaccine mới để phòng, ngừa HIV/AIDS. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

Phương pháp của nhóm dựa trên các tế bào miễn dịch được biến đổi gene từ cơ thể bệnh nhân. Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm trên chuột. Họ đã thành công khi chuột tạo ra các kháng thể trên diện rộng có tác dụng vô hiệu hóa virus, ngăn ngừa lây nhiễm HIV.


Các kháng thể từ tế bào B (đã được biến đổi gene) tiếp cận một hạt HIV (màu xanh lam) để vô hiệu hóa nó. (Ảnh: Nature Communications).

Theo tiến sĩ James Voss, Viện Nghiên cứu Scripps, năm 2019, nhóm của ông đã chứng minh có thể lập trình lại các gene kháng thể của tế bào B trong hệ thống miễn dịch. Nguyên lý mà nhóm đưa ra là sử dụng CRISPR để các tế bào cùng tạo ra một loại kháng thể trung hòa. Loại kháng thể này thường được tìm thấy trong các bệnh nhân HIV hiếm gặp.

Nghiên cứu mới của nhóm cho thấy các tế bào B (đã được lập trình) sau khi đưa vào cơ thể có hiện tượng nhân lên để phản ứng việc tiêm chủng. Từ đó, chúng hình thành các tế bào ghi nhớ, plasma, tạo kháng thể miễn dịch trong thời gian dài.

Nhóm nghiên cứu cũng chứng minh rằng các gene được thiết kế thậm chí mang lại hiệu quả chống virus cao hơn. Theo ông Voss, đây là lần đầu tiên con người chứng minh được tế bào B biến đổi có thể tạo ra phản ứng kháng thể bền vững trên động vật.

Ông Voss hy vọng dự án của họ sẽ tiếp tục phát triển và điều chế thành công vaccine ngừa HIV hay cách chữa trị cho bệnh nhân. Chuyên gia này cho biết thêm các tế bào ban đầu để tạo ra vaccine trên có thể lấy dễ dàng từ mẫu máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, cách làm này dựa trên gene tế bào miễn dịch của người nhiễm HIV nên nó là thách thức với nhóm nghiên cứu. Họ vẫn đang tìm ra cách tiếp cận mới và an toàn hơn.

Cập nhật: 24/11/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video