Phát hiện một loại virus có thể chữa ung thư hiệu quả

Theo Kompas, một điểm sáng vừa được tìm thấy có thể đem lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư sau khi các nhà khoa học châu Âu phát hiện ra một loại virus độc đáo.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học đời sống, Đại học Copenhagen Đan Mạch (LIFE- Faculty of Life Sciences, the University of Copenhagen) phát hiện ra rằng tiểu bào virus viêm miệng (VSV) có nhiều tiềm năng hơn mà trước đây không được biết đến.

Tiểu bào virus viêm miệng (VSV) là một virus bệnh dại (rhabdovirus). Virus này có họ với virus bệnh dại, và gây ra một căn bệnh tương tự như lở mồm long móng ở gia súc.

Virus này có hai khả năng tuyệt vời đó là tiêu diệt các tế bào ung thư; ngăn chặn các biểu hiện của phân tử nhất định trong tế bào ung thư tiềm ẩn trong hệ thống miễn dịch.


Tiểu bào virus viêm miệng (VSV)

Phát triển từ virus gây… lở mồm long móng

Theo các nhà nghiên cứu, một số loại tế bào ung thư được biết đến có thể ngăn chặn khả năng phát hiện ra tế bào ung thư của hệ miễn dịch, và cho phép các tế bào này phát triển theo hướng tế bào ung thư.

"Sự biểu hiện thái quá được thấy trong các loại ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng và một số loại bệnh bạch cầu gây thiệt hại đối với hệ thống miễn dịch, làm giảm cơ hội phục hồi của bệnh nhân," Soren Skov, phó giáo sư miễn dịch học của LIFE cho biết.

Skov là lãnh đạo của một nhóm nghiên cứu nằm trong một dự án lớn trong Liên minh châu Âu nhằm nghiên cứu tiềm năng cải thiện các phương án điều trị ung thư bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Trong một phần của nghiên cứu của ông cũng được công bố trên tạp chí Virus học, nhóm các nhà nghiên cứu đã cho tiêm virus tiểu bào viêm miệng vào tế bào ung thư của con người.

"Chúng tôi đã thấy rằng virus VSV có thể giết chết tế bào ung thư. Kết quả cũng cho thấy rằng VSV đem lại hiệu quả cao trong ức chế việc sản xuất các phân tử kích thích miễn dịch - hoạt động gây phá hủy hệ thống miễn dịch - hệ thống hỗ trợ con người chống lại bệnh tật để tồn tại", ông Skov cho hay.

Bước đột phá quan trọng

Skov đánh giá những phát hiện này như một bước đột phá rõ ràng và đó là bước nhảy vọt trong việc điều trị ung thư tốt hơn. Hệ thống miễn dịch có thể ngăn chặn hiệu quả hơn sự tiến triển của bệnh ung thư. Skov hy vọng trong tương lai những phát hiện này thay thế cho hóa trị, và phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

“Bước tiếp theo sẽ được thử nghiệm lâm sàng ở người. Việc kiểm tra, thử nghiệm đã được tiến hành tại Hoa Kỳ,” ông Helle Jensen, nhà nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu thực hiện dự án của LIFE phối hợp với Khoa khoa học y tế tại Đại học Copenhagen và Viện Thú y quốc gia tại Đại học kỹ thuật Đan Mạch cho biết.

Theo Xã luận
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video