Đây là kết quả của một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do PGS. Wendy Panero và nghiên cứu sinh tiến sĩ Cayman Unterborn ở ĐH Bang Ohio (Mỹ) thực hiện. Các nhà nghiên cứu tạo ra nhiệt độ và áp suất giống như ở lớp vỏ trái đất để nghiên cứu cơ chế kim cương được tạo thành.
>>> Lần đầu tiên phát hiện hành tinh giàu carbon
Mục đích của nghiên cứu là để tìm hiểu điều gì xảy ra với lớp carbon bên trong các hành tinh thuộc những hệ mặt trời khác, và các hệ mặt trời có nhiều carbon có thể sinh ra những hành tinh toàn bằng kim cương hay không.
Những hệ mặt trời có nhiều carbon có thể sinh ra những hành tinh toàn bằng kim cương.
GS. Wendy Panero và nghiên cứu sinh tiến sĩ Cayman Unterborn sử dụng những gì họ đạt thấy từ các thí nghiệm để dựng những mô hình máy tính về các khoáng chất hình thành trên những hành tinh có cầu tạo từ nhiều carbon hơn trái đất.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những hành tinh giàu carbon có thể cũng gồm lõi và vỏ như trái đất. Nhưng lõi của chúng rất có thể rất giàu carbon, còn vỏ cũng gồm phần lớn là carbon, hầu như dưới dạng kim cương”, Panero giải thích.
Lõi của trái đất hầu như là sắt, còn vỏ bao gồm các khoáng chất gốc silic dioxit. Đây là kết quả của những nguyên tố có trong những đám mây bụi hình thành trong hệ mặt trời của chúng ta. Các hành tinh hình thành trong những hệ mặt trời giàu carbon sẽ có thành phần hóa học khác.
Phần bên trong của trái đất rất nóng, sinh ra địa nhiệt, khiến hành tinh của chúng ta phù hợp với sự sống. Nhưng kim cương rất dễ bị mất nhiệt, nên lớp trong của những hành tinh giàu carbon sẽ dễ bị đóng băng, nghĩa là không sinh ra địa nhiệt, không kiến tạo địa tầng, nên không có từ trường hay khí quyển.
“Chúng tôi nghĩ rằng hành tinh kim cương chắc chắn là nơi rất lạnh và tối”, Panero nói.