Phát hiện nước máy nhiễm asen bằng kit thử nhanh

Ngày 8/1, nhóm các nhà khoa học thuộc Phòng phân tích quang phổ, Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã dùng bộ kit thử nhanh để kiểm tra nước sạch tại một số khu vực tại Hà Nội. Kết quả cho thấy nhiều nơi nước bị nhiễm asen vượt tiêu chuẩn cho phép.

Thử nước sạch tại vòi nước của một hộ dân tại khu tập thể Quỳnh Mai với bộ kit thử nhanh cho kết quả mức độ phơi nhiễm asen vượt quá quy định 1,5 lần. Tại nhà số ba chung cư Pháp Vân, ngách 15/51 đường Ngọc Hồi, nhà số 383 Bạch Mai, đều cho kết quả nhiễm asen vượt quá 1,5 lần cho phép.

Tại tòa nhà CT1 – ĐN1 – Mỹ Đình 2, cho kết quả asen trong nước vượt quá tiêu chuẩn gấp hai lần. Kết quả thử tại một hộ gia đình tại tòa nhà A2 tập thể Khương Thượng đã cho mẫu nước sinh hoạt nhiễm asen cao gấp ba lần…

 

Bộ kit thử nhanh nước nhiễm asen. Ảnh: Phương Nguyên

Bộ kit thử nhanh do Phòng phân tích hoá - quang phổ (Viện địa chất) nghiên cứu được hoàn thiện trong thời gian gần đây. Với bộ kit này, có thể xác định được hàm lượng Asen trong nước từ 0,005mg/l đến 1,5mg/l chỉ trong 7 phút. Bộ kit bao gồm một lọ phản ứng, một lọ giấy chỉ thị Asen, một lọ bột khử, một lọ dung dịch As-1 và panh gắp.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thường, thành viên nhóm nghiên cứu, người sử dụng chỉ cần đặt giấy chỉ thị vào nắp lọ phản ứng, đổ mẫu nước, dung dịch và bột khử vào lọ phản ứng theo chỉ dẫn rồi đậy chặt nắp lại. Nếu giấy chỉ thị chuyển sang màu vàng là biết nước có nhiễm asen.

 

Phát hiện nước nhiễm asen tại nhà ông Trần Cao Vang ở khu tập thể Quỳnh Mai, Hà Nội. 
Ảnh: Phương Nguyên

Hiện, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện sản phẩm này và đưa vào thương mại hoá sản phẩm với giá 220.000 đồng một bộ (có thể sử dụng được 25 lần). Kết quả kiểm tra chéo giữa các phòng thí nghiệm trong nước cho thấy, độ chính xác của bộ kit nói trên tương đương với bộ kit của các hãng nước ngoài chẳng hạn như Merck (Đức) và Hach (Mỹ), song giá lại chỉ bằng 1/3.

Trước đó, có nhiều cảnh báo về các nguồn nước bị nhiễm asen. Tuy nhiên, việc nước sạch đã qua xử lý mà vẫn bị nhiễm là điều cần nghiên cứu. Vì vậy, các nhà khoa học kiến nghị, các nhà máy nước nên kiểm tra nước cấp ngay tại nhà máy để có biện pháp xử lý. Còn về phía người dân cũng nên kiểm tra chất lượng nước của gia đình mình bằng cách tự kiểm tra hoặc đến các phòng nghiên cứu để xác định và có giải pháp cho nguồn nước mình sử dụng.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video