Phát hiện rùng rợn từ hóa thạch “loài đầu tiên giống con người”

Một đoạn xương hóa thạch 1,45 triệu tuổi với 9 dấu vết bí ẩn đã tiết lộ nhiều chi tiết thú vị lẫn rùng mình về "Người Đứng Thẳng".

Theo CNN, một nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Mỹ đã vô tình nhận thấy điều khác thường trên một chiếc xương chày hóa thạch thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Narobi (Kenya).

Ban đầu tiến sĩ Pobiner chỉ có ý định tìm kiếm vết cắn của các loài động vật tuyệt chủng có thể đã săn đuổi những loài họ hàng cổ xưa hơn của Homo sapiens chúng ta, từ các vượn nhân hình sơ khai cho đến những loài hầu như giống với con người hiện đại.


11 dấu vết trên đoạn xương hóa thạch, trong đó có 9 dấu vết được xác nhận là gây ra bởi một bàn tay biết sử dụng công cụ - (Ảnh: CNN).

Tuy nhiên, thứ xuất hiện trên đoạn xương hóa thạch đích thực là những vết cắt. "Có vẻ thịt từ chiếc chân này đã được ăn và là thức ăn bổ sung dinh dưỡng chứ không phải cho một nghi lễ" - Tiến sĩ Pobiner nói.

Điều này có nghĩa là một sinh vật cổ đại nào đó của chi Homo (Người) đã ăn thịt đồng loại.

Tất nhiên đó không phải là Homo sapiens chúng ta - một loài chỉ mới hơn 300.000 năm tuổi đời - cũng không phải các "vị tổ tiên khác loài" Neanderthals hay Denisovans, tức các loài người khác từng giao phối với Homo sapiens vài chục ngàn năm trước.

Đồng tác giả Michael Pante, một nhà cổ sinh vật học từ Đại học Bang Colorado (Mỹ) đã tạo ra mô hình 3D cửa chiếc xương trong máy tính nhằm so sánh kỹ càng hình dạng của các vết cắt với cơ sở dữ liệu về 898 dấu vết trên xương khác, từ vết cắn đến vết giẫm đạp, từng được ghi nhận ở hài cốt cổ đại.

Kết quả xác nhận các vết cắt đó chỉ có thể được tạo ra bởi một bàn tay sử dụng công cụ.

Điều này trùng khớp với kết quả của một nghiên cứu năm 1990 về chiếc xương này, cho thấy đó là hài cốt Homo erectus chứ không phải Vượn người phương Nam như suy đoán trước đó.

Homo erectus, còn gọi là Người Đứng Thẳng, là loài đầu tiên biết sử dụng công cụ đá dựa trên các bằng chứng trực tiếp, cho dù một số nghiên cứu gần đây hoài nghi có thể một số loài khác còn biết sử dụng công cụ sớm hơn.

Homo erectus cũng là loài "bước ngoặt", với những đặc điểm về cơ thể, lối sinh hoạt... giống với con người thực thụ hơn là một vượn người.

Bằng chứng này là bằng chứng được xác thực sớm nhất về hành vi ăn thịt đồng loại ở một sinh vật thuộc về tông Người rộng lớn. Trước đó còn có một bằng chứng chưa chắc chắn lâu đời hơn là xương má một hóa thạch sinh vật tông Người chưa xác định ở Nam Phi, khoảng 2 triệu năm tuổi, với một vết cắt còn gây tranh cãi.

Cập nhật: 29/11/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video