Phát hiện sốc: Một nửa số dòng sông toàn cầu "bốc hơi" 24 giờ mỗi năm, điều này ẩn chứa đại họa gì?

Ở thế kỷ 21 này, chuyện này quá đỗi kinh ngạc!

Huyết mạch của Trái đất bị "bức tử"?

Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill (Canada) và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Pháp (INRAE) ​​dẫn đầu đã phát hiện ra rằng có khoảng 51-60% trong số 64 triệu km chiều dài của tổng các con sông và suối trên Trái đất đều ngừng chảy theo chu kỳ hoặc cạn kiệt ít nhất một ngày trong một năm.

Đơn cử cho hiện tượng này là con sông Slims của Canada. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, giới khoa học chứng kiến cảnh tượng một dòng sông lớn biến mất hoàn toàn chỉ trong... 96 giờ đồng hồ! Sông Slims được nước băng tan từ dòng sông băng Kaskawulsh lớn nhất của Canada đổ về. Toàn bộ nước của dòng sông rộng trung bình 480 mét đã biến mất hoàn toàn.


Hẻm núi có tường băng ở cuối sông băng Kaskawulsh, với những khối băng mới sụp đổ. (Credit: Jim Best/University Of Illinois)

Giới khoa học gọi hiện tượng bất thường này với thuật ngữ là "River piracy" (Dòng sông biến mất) để chỉ những dòng sông đột ngột bị "rút cạn nước". Người ta thấy hiện tượng "River piracy" trong các tài liệu ghi chép từ hàng nghìn năm, thậm chí là hàng triệu năm. Ở thế kỷ 21 này, chuyện này quá đỗi kinh ngạc!

Cuối tháng 2/2021, tờ SCMP thông tin, dòng sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) bị con người "bức tử" đến mức chết dần. Sau hàng thập kỷ nạo vét cát, xây đập, khai thác ồ ạt, ô nhiễm và đánh bắt cá quá mức, sông Dương Tử đang chết dần chết mòn.

Sau nhiều thập kỷ kiểm tra hồ sơ từ các trạm mặt đất và hình ảnh vệ tinh, các nhà nghiên cứu ước tính rằng mực nước sông Dương Tử trung bình đã giảm khoảng 2 cm sau mỗi 5 năm kể từ những năm 1980. Từ một dòng nước trong xanh, con sông dài nhất châu Á và đứng thứ 3 trên thế giới chuyển sang màu đục vàng, bốc mùi.

Dù là khách quan hay chủ quan, các dòng sông lớn nhỏ trên thế giới đều bị tác động rất tiêu cực.

Tại sao lại có điều này?

Mathis Messager, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ địa lý tại cả Đại học McGill (Canada) và INRAE cho biết: "Những con sông này có thể cung cấp nguồn nước và thực phẩm quan trọng cho người dân. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước. Nhưng, điều đáng nói là chúng thường xuyên bị quản lý sai hoặc hoàn toàn bị loại khỏi các hoạt động quản lý và luật bảo tồn."

Bernhard Lehner, Phó giáo sư tại Khoa Địa lý của Đại học McGill cho biết thêm: "Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu tiếp tục thay đổi, nóng lên toàn cầu không ngừng tăng và nhu cầu sử dụng đất tăng theo quy mô dân số, thì một tỷ lệ ngày càng lớn của mạng lưới sông toàn cầu sẽ ngừng chảy theo mùa trong những thập kỷ tới".

Trên thực tế, nhiều sông và suối lâu năm trước đây, bao gồm các đoạn sông mang tính biểu tượng như sông Nile (Ai Cập), sông Indus (Pakistan) và sông Colorado (Bắc Mỹ) đã trở nên không chảy liên tục trong 50 năm qua do biến đổi khí hậu, chuyển đổi sử dụng đất, tạm thời hoặc vĩnh viễn.

National Geographic từng thông tin rằng, sông Hoàng Hà (dài 5.464 km, con sông dài thứ 2 châu Á), sông Murray (dài 2.375 km, Australia), sông Rio Grande (dài 3.051 km, Bắc Mỹ) là ba trong số những dòng sông trên hành tinh đang có nguy cơ dần biến mất do biến đổi khí hậu và tình trạng sử dụng nước và tài nguyên sông nước quá tải của con người.

Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu nhân tạo không chỉ khiến sông/suối trở nên bất thường như vậy, nó còn khiến cho con người gặp nguy hiểm về tính mạng, công việc... Chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên cấp bách và quy mô rộng lớn đến vậy.

Việc các dòng sông "bị bệnh" có thể ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tài nguyên dưới dòng sông (cá, tôm...) và rất có thể khiến con người lâm vào cuộc khủng hoảng nước sạch toàn cầu.


Đoạn sông Colorado chảy qua hẻm Grand Canyon. (Photo: Tonda/Getty Images/iStockphoto)

Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định các đặc điểm môi trường quan trọng nhất trong việc xác định xem một con sông có ngừng chảy theo định kỳ hay không bằng cách kết hợp thống kê các hồ sơ dài hạn về lưu lượng nước ở 5.615 địa điểm trên thế giới với thông tin về thủy văn, khí hậu, địa chất và lớp phủ đất xung quanh của các sông và suối được quan trắc.

Họ phát hiện ra, đúng như dự đoán, các con sông không lâu năm phổ biến nhất ở những nơi khô cằn (nơi có lượng bốc hơi nhiều hơn lượng mưa) và các sông suối nhỏ hơn thường có dòng chảy thay đổi hơn và do đó có nhiều khả năng bị khô cạn hơn. Nhưng chúng cũng xuất hiện ở các vùng khí hậu nhiệt đới và thậm chí ở Bắc Cực, nơi các con sông bị đóng băng trong nhiều thời gian trong năm.

Công trình của nhóm chuyên gia Mathis Messager là nỗ lực đầu tiên có cơ sở về mặt thực nghiệm để định lượng sự phân bố toàn cầu của các sông và suối không lâu năm. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature kêu gọi sự thay đổi mô hình trong khoa học và quản lý sông bằng cách sửa đổi các khái niệm cơ bản vốn được cho là 'dòng nước chảy quanh năm' theo truyền thống ở các sông và suối.

Bản đồ cũng cung cấp thông tin cơ bản quan trọng để đánh giá những thay đổi trong tương lai về sự gián đoạn dòng chảy của sông/suối và để xác định hay giám sát vai trò của các sông/suối này đối với hệ thống nước tự nhiên toàn cầu.

Cập nhật: 26/10/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video