Phát hiện sốc: Trong mắt tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn

Đôi mắt vốn được cho là nơi "vô khuẩn" nhưng phát hiện mới cho thấy trong mắt lại tồn tại vi khuẩn như trong ruột ta vậy.

Mặc dù trong cơ thể chúng ta tồn tại nhiều vi khuẩn nhưng chúng hầu hết sinh sống ở trong ruột hay các vùng da khác. Kể từ xưa đến nay, nhiều người vẫn tin rằng, đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn là nơi "vô khuẩn".

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia (NEI) của Mỹ mới đây đã chỉ ra, hóa ra trong đôi mắt chúng ta tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn, có thể bảo vệ ta tránh khỏi bệnh tật.


Đôi mắt chúng ta tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn, có thể bảo vệ ta tránh khỏi bệnh tật.

Kết luận này được đưa ra sau khi Rachel Caspi thuộc phòng thí nghiệm miễn dịch học ở NEI cùng đồng nghiệp tiến hành thử nghiệm.

Theo đó, giới chuyên gia đã tìm hiểu mí mắt của chuột và phát hiện có rất nhiều vi khuẩn gồm vi khuẩn Corynebacterium mastitidis - 1 loại vi khuẩn thường sống trên da người.

Vi khuẩn trông có vẻ hơi kỳ lạ - có hình dạng que thông thường, sợi mỏng gọi là sợi filament. Chúng vốn được biết là tạo phản ứng miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh trong mắt.

Người đứng đầu nghiên cứu - tiến sĩ Anthony St. Leger thuộc Viện Y tế quốc gia chia sẻ rằng: "C. mastitidis là 1 cư dân thường trú trong mắt chứ không phải là vị khách lạ xâm nhập vào mắt. Chúng đã tồn tại ở nơi đây từ khi bạn còn trong thời thơ ấu".


Vi khuẩn trông có vẻ hơi kỳ lạ - có hình dạng que thông thường, sợi mỏng gọi là sợi filament.

Nghiên cứu kỹ hơn, nhóm chuyên gia đã chia 2 nhóm chuột và cho chúng sống trong cùng 1 điều kiện. Một nhóm có khuẩn C. mastitidis, nhóm còn lại thì không.

Kết quả chỉ ra, khuẩn C. mastitidis không lây lan từ nhóm này sang nhóm khác mà chúng thực sự sinh sôi trong mắt. Theo các chuyên gia, vi khuẩn này được truyền từ mẹ sang con.

Mặc dù còn phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nhưng bước đầu giới chuyên gia nhận thấy loại vi khuẩn này luôn hiển hiện trong mắt và có chức năng khá hữu ích là tạo phản ứng miễn dịch, giúp ngăn sự phát triển mầm bệnh lạ.


Cơ thể chúng ta là 1 bộ máy cực lạ kỳ và vẫn còn nhiều lắm điều ta cần khám phá.

Từ phát hiện này, chuyên gia Caspi cho rằng, mắt của chúng ta cũng tồn tại cộng đồng khuẩn tương tự bởi về mặt sinh học, mắt của người và chuột tương tự nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, có nhiều thứ ta cần phải tìm hiểu về mối quan hệ cộng sinh này. Không rõ C. mastitidis tồn tại và sống sót sao trong điều kiện khắc nghiệt của kết mạc nhưng nó vẫn tồn tại 1 cách hiên ngang và chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cộng đồng vi khuẩn trong cơ thể nói riêng và sự kỳ thú của cơ thể nói chung. Điều đó cho thấy, cơ thể chúng ta là 1 bộ máy cực lạ kỳ và vẫn còn nhiều lắm điều ta cần khám phá.

Cập nhật: 13/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video