Phát hiện tấm danh thiếp bằng gỗ ở Trung Quốc

Trong số những tạo vật được khai quật từ một ngôi mộ 1.700 tuổi tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, có một miếng thẻ có ghi tên của người nằm trong mộ.

Miếng thẻ được làm bằng gỗ đã giúp các nhà khảo cổ nhận ra chủ nhân của ngôi mộ là Lei Tiao Poyang. Giám đốc viện khảo cổ Giang Tây cho biết miếng thẻ có chiều rộng 3,2 cm, dài 24,7 cm và dày 0,7 cm. Một miếng thẻ có tên tương tự cũng được tìm thấy trong mộ, nhưng các nhà khảo cổ không thể giải nghĩa được chữ trên đó.

Các miếng thẻ nằm trong số hơn 50 cổ vật trong ngôi mộ, trong đó có 9 mảnh của một tác phẩm sơn mài, 10 miếng của một đồ vật bằng đồng, 12 miếng sứ và 24 mảnh gỗ. Lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật phong phú như vậy đã chứng tỏ nền kinh tế hưng thịnh vào triều đại nhà Tấn (265-420).

Nó cũng cung cấp bằng chứng cho thấy trung tâm kinh tế của Trung Quốc đã dần di chuyển xuống phía Nam sông Trường Giang vào thời nhà Tấn và các thời Nam - Bắc Triều (396-589).

M.T.

Theo VnExpress/Tân Hoa Xã
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video