Phát hiện thằn lằn bay sống cách đây 125 triệu năm tại Trung Quốc

Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã phát hiên tại tỉnh Liaoning (Đông Bắc Trung Quốc) hóa thạch còn nguyên vẹn của một con thằn lằn cổ biết bay: một chiếc màng giương ra tương tự như cánh cho phép nó bay lượn từ cây này sang cây khác.

Con thằn lằn Xianglong zhaoi có chiều dài tổng cộng 15,5cm, với chiếc đuôi đo được 9,5cm. Nó sống cách đây khoảng 125 triệu năm, vào kỷ Creta (Phấn trắng).

Tám xương sườn dài nâng đỡ chiếc màng ở mỗi bên cơ thể con thằn lằn. Khác với các động vật bay lượn khác, chiếc màng này không giương ra giữa các chân mà ở hai bên, tương tự như đôi cánh.

Các loài sinh vật cổ như loài bò sát Icarosaurus thuộc kỷ Trias sống cách đây khoảng 200 triệu năm hay loài Coelurosaurus thuộc kỷ Permien cách đây 250 triệu đến 300 triệu năm cũng là loài bò sát bay lượn.

Ngày nay còn có vài con thằn lằn bay: đó là những con rồng Draco, còn gọi là rồng châu Á giương cánh như một chiếc dù để di chuyển trong rừng. Tuy nhiên không có điều gì chứng minh rằng loài thằn lằn thuộc kỷ Creta là tổ tiên của những con thằn lằn bay lượn hiện nay.

Nhà nghiên cứu Xing Xu và các cộng sự thuộc Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân loại học Bắc Kinh đã công bố phát hiện này trên tạp chí PNAS.


(Ảnh: Foxnews.com)


(Ảnh: Foxnews.com)

T.Đ

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video