Phát hiện hóa thạch kiến cách đây 52 triệu năm tại Ấn Độ

  •  
  • 1.388

Trong số những hóa thạch mới được phát hiện ở miền tây Ấn Độ có một chú kiến hóa thạch nằm trong hổ phách cách đây 52 triệu năm. Kho báu vật hóa thạch nằm trong hổ phách bao gồm ong, kiến, muỗi, ruồi, mối mọt và các côn trùng khác điển hình của thời kỳ Eocene, theo báo cáo của các nhà cổ sinh vật học đăng tải trên kỷ yếu The Proceedings of the National Academy of Sciences vào ngày 25/10/2010.

Bộ sưu tập đa dạng hơn đang được nghiên cứu và ghi nhận bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Jes Rust, làm việc tại đại học The University of Bonn, Germany và David Grimaldi, làm việc tại The American Museum of Natural History, New York City, Hoa Kỳ.

Vào thời điểm hình thành hổ phách, Ấn Độ chỉ mới kết thúc một thời gian dài cô lập: Mảng kiến tạo địa chất chứa Ấn Độ đã tách ra từ Madagascar cách thời điểm này khoảng 40 triệu và sắp va chạm với mảng Châu Á để cuối cùng sẽ tạo thành Himalayas (dãy Hy Mã Lạp Sơn).

Theo các nhà nghiên cứu, sự hạn chế về đa dạng sinh học ở Ấn Độ là do bị cách ly trong khoảng thời gian 40 triệu năm do những thay đổi trong kiến tạo địa chất, ngày nay ta cũng thấy diễn ra điều tương tự ở Australia. Tuy nhiên, do phạm vi phân bố tương đối rộng của các loài trong các hóa thạch nằm trong hổ phách mới phát hiện được, cho thấy rằng không phải lúc nào lục địa bị cô lập cũng dẫn tới sự thưa thớt sinh học.

------------------------------------------------------------------------------------

Hồ Duy Bình
Địa chỉ:  Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: [email protected]

Hồ Duy Bình
  • 1.388