Phát hiện thêm một lớp của lõi trái đất

Từ trước đến nay, giới khoa học thống nhất rằng lõi trái đất gồm 2 phần, hay 2 lớp, gồm lõi ngoài và lõi trong. Theo đó, lõi trong vô cùng cứng, cấu tạo chủ yếu từ sắt với bán kính khoảng 1.220 km, được bao bọc bởi lõi ngoài ở dạng lỏng dày 2.250 km.


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)

Khi lõi trong đặc dần theo thời gian, tiến trình này đã tống các nguyên tố nhẹ hơn như oxygen và lưu huỳnh khỏi lõi trong và di chuyển ra lớp lõi ngoài. Tuy nhiên, giờ đây các chuyên gia địa chất cho rằng đã phát hiện được một lớp lõi khác nằm ngoài cùng, dày 300 km, với cấu trúc hoàn toàn khác biệt, chứa lượng oxygen và lưu huỳnh ở mức độ 3 - 5% so với lõi trong. Để nghiên cứu cấu trúc lõi trái đất, các nhà khoa học phải theo dõi sóng địa chấn di chuyển ở lớp lõi ngoài bằng cách ghi nhận dữ liệu phát ra từ các trận động đất ở Nam Mỹ và phía tây nam Thái Bình Dương.

Cuộc nghiên cứu cũng đã xác nhận cơ chế tạo nên từ trường trái đất, theo đó chính chuyển động từ trong ra ngoài của các nguyên tố trên đã tạo ra động lực cung cấp năng lượng cho từ trường tồn tại. Công trình này, được đăng trên chuyên san Nature, là của chuyên gia George Helffrich từ Đại học Bristol (Anh) và Satoshi Kaneshima thuộc Đại học Kyushu (Nhật Bản).

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video