Một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước bằng 1/7 kích thước của Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học ngạc nhiên với lịch sử đặc biệt của nó.
Tiểu hành tinh này có tên gọi là Pallas, được đặt theo tên của nữ thần thông thái Hy Lạp, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1802.
Hình ảnh của tiểu hành tinh Pallas.
Pallas quay quanh Mặt trời trong vành đai tiểu hành tinh, là vật thể lớn thứ ba trong khu vực, sau Vesta và Ceres. Những hình ảnh từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mới đây đã tiết lộ lịch sử “bạo lực” thực sự của Pallas với các vụ va chạm.
Các chuyên gia từ MIT đã đặt tên khác là tiểu hành tinh Golfball vì có rất nhiều hố được tạo thành từ các vụ va chạm trong suốt lịch sử của nó.
Lý do dẫn đến các vụ va chạm là bởi vì nó có quỹ đạo kỳ lạ, lao vào và ra khỏi vành đai tiểu hành tinh khi di chuyển xung quanh ngôi sao chủ. Khi đó, nó bị bắn phá với các miệng hố nhỏ hơn, mang lại bề mặt trông như quả bóng golf.
Nhà thiên văn học MIT Michaël Marsset, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Từ những hình ảnh này, giờ đây chúng ta có thể nói rằng Pallas là vật thể bị phá hủy nhiều nhất mà chúng ta biết trong vành đai tiểu hành tinh. Nó giống như khám phá một thế giới mới”.
Pallas được cho đã trải qua các va chạm nhiều gấp hai đến ba lần so với Ceres hoặc Vesta. Quỹ đạo nghiêng là một lời giải thích đơn giản cho bề mặt rất kỳ lạ mà chúng ta không thấy trên một trong hai tiểu hành tinh kia.
Một số chuyên gia tin rằng vành đai tiểu hành tinh được tìm thấy gần quỹ đạo của sao Mộc, nơi có một phần rất lớn trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.
Hành tinh to lớn này có lực hấp dẫn mạnh đến mức nó giúp giữ vành đai tiểu hành tinh tại chỗ để đá không gian không bay xung quanh Hệ Mặt trời.
Thậm chí NASA còn cho rằng nếu không phải hành tinh khổng lồ như sao Mộc tác dụng lực hấp dẫn của nó lên các tiểu hành tinh trong vành đai thì các hành tinh bên trong sẽ liên tục bị các tiểu hành tinh lớn bắn phá. Sự hiện diện của sao Mộc thực sự bảo vệ sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa khỏi các vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh.