Một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tượng cá heo hiếm thấy gần Kibbutz Magen, cách biển Địa Trung Hải 20km, trên biên giới giữa dải Gaza và đống đổ nát từ cuối thời Byzantime và đầu thời kỳ Hồi giáo.
Tượng cá heo bí ẩn gần dải Gaza
Một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy tượng cá heo hiếm thấy gần Kibbutz Magen, cách biển Địa Trung Hải 20km, trên biên giới giữa dải Gaza và đống đổ nát từ cuối thời Byzantime và đầu thời kỳ Hồi giáo. Bức tượng miêu tả một con cá heo ngậm một con cá trong hàm, được tạc từ đá cẩm thạch, cao khoảng 40cm. Nó có thể là một phần của một mảng điêu khắc lớn hơn, có thể là một vị thần hoặc nữ thần.
Tượng cá heo bằng đá cẩm thạch
Nhà khảo cổ học Alexander Fraiberg cho biết bức tượng có thể có nguồn gốc từ La Mã.
Tiến sĩ Rina Avner, một nhà khảo cổ học chuyên ngành về La Mã, cho biết bức điêu khắc có thể đại diện cho Aphrodite, vị nữ thần Hy Lạp về sắc đẹp và tình yêu. Theo truyền thuyết, Aphrodite được sinh ra từ bọt biển và được mô tả cùng với một con cá kình để nhấn mạnh nguồn gốc từ biển của vị nữ thần.
Tượng nữ thần Aphrodite đứng trên vỏ sò, bên dưới là hai chú cá heo
Một giả thuyết khác là bức tượng có thể miêu tả Poseidon, vị thần biển cả, người thường đi cùng với những chú cá heo. Poseidon là anh em với Zeus và Hades.
Tượng thần Poseidon với cá heo
Trong những câu chuyện đầu tiên về cá heo, Homers đã giải thích bằng cách nào vị thần Apollo đã lập nên ngôi đền tại Delphi. Trong thần thoại La Mã, cá heo mang linh hồn của những người đã chết đến “Hòn đảo Blest”. Cá heo cũng là linh vật đi theo Dionysus hay Bacchus, vị thần của cái chết và tái sinh.