Phát minh đặc biệt giúp thế giới thoát khỏi thảm họa rác thải

Mỗi năm, có tới 8 triệu tấn rác nhựa - thậm chí là hơn lọt ra ngoài đại dương. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tựu trung đều là từ hành động của con người, từ việc xả rác bừa bãi cho đến việc xử lý các sản phẩm phụ từ quá trình đánh bắt cá không tốt (như để lưới đánh cá cũ hỏng chìm xuống dưới đáy biển). Và đặc biệt, phải kể đến lượng rác đến từ các hệ thống thoát nước không được lọc tốt.

Hệ thống lọc của các quốc gia phát triển hiện nay thực chất cũng rất tốt rồi, nhưng đó là quốc gia phát triển. Nhiều đất nước không được như vậy, và hệ quả là để lại một lượng rác khổng lồ cho môi trường.

Thế nhưng, mọi chuyện có thể thay đổi hoàn toàn, nếu như toàn bộ các hệ thống nước thải được lắp đặt phát minh dưới đây.


Phát minh này giúp loại bỏ lượng rác lọt ra ngoài môi trường từ các hệ thống nước thải.

Đây là Techno-Grabber - một phát minh do công ty TecnoConverting Engineering đưa ra, nhằm mục đích loại bỏ lượng rác lọt ra ngoài môi trường từ các hệ thống nước thải. Về cơ bản, đây là một hệ thống lưới được lắp ngay trên đường nước chảy ra ngoài, giúp giữ lại phần lớn rác giống như trong tấm hình bạn thấy bên trên.

Các tấm lưới được làm bằng loại nhựa siêu bền, gắn trên thép không gỉ cho phép tái sử dụng. Mỗi lưới có thể giữ lại 100kg rác thải, ngăn chúng tiếp tục gây hại cho hệ sinh thái bên ngoài.

Phát minh được tung ra từ tháng 10/2020, và được thử nghiệm tại một số hệ thống thoát nước của thành phố Sabadell (Barcelona, Tây Ban Nha). Hệ thống bao gồm 3 đầu ra, và sau một năm thử nghiệm thu được thành quả như sau:

  • Mỗi tấm lưới có thể trữ tối đa 100kg rác, qua 3 - 4 lần chảy.
  • Trong vòng 1 năm, cần phải loại bỏ số rác ấy và bảo trì hệ thống khoảng 9 lần.
  • Tổng cộng trong năm ấy, 2,7 tấn rác được giữ lại, không lọt ra sông hồ và đại dương.

Cần lưu ý rằng việc thử nghiệm chỉ diễn ra tại một địa điểm duy nhất. Nếu thử nghiệm với quy mô rộng hơn, con số trên sẽ lớn hơn rất nhiều.


Các tấm lưới được làm bằng loại nhựa siêu bền, cho phép tái sử dụng.

Có thể thấy, con người đã quá ích kỷ khi tàn phá môi trường, nhưng chúng ta cũng đang dần sửa sai bằng những hành động thiết thực, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ để cứu lấy Trái đất này.

Cập nhật: 09/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video