Phát triển nghiên cứu ứng dụng cộng nghệ tự động hóa

Từ năm 2003 đến năm 2006, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư trên 19 tỉ đồng để thực hiện dự án “Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa”.

Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tiến tới đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ cao cho ngành Tự động hóa của Khoa Công nghệ. Dự án cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tự động hóa (TĐH) là một trong những ngành ứng dụng công nghệ cao, phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực: công nghiệp, cơ khí, chế biến nông- thủy sản... Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu và ứng dụng của ngành này tập trung ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các thành phố khác, nhất là khu vực ĐBSCL, nơi công nghiệp đang bắt đầu phát triển với một tốc độ khả quan, lĩnh vực TĐH vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.

Đại học Cần Thơ là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và có nhiều đóng góp quan trọng về khoa học công nghệ cho ĐBSCL. Do đó, dự án “Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa” tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp Khoa Công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và phát triển ngành TĐH.

Tước khi được đầu tư thực hiện dự án, phòng thí nghiệm TĐH của Khoa Công nghệ nằm trong khuôn viên của Xưởng Thiết bị Trường học, rất nhỏ hẹp, máy móc thiết bị rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực TĐH còn nhiều hạn chế. Hiện nay, phòng thí nghiệm TĐH của khoa đã được xây dựng mới, gồm có 6 phòng thí nghiệm cơ bản: phòng thí nghiệm CAD- CAM/ CNC phục vụ gia công cơ khí tự động, phòng thí nghiệm Cơ điện tử- Vi điều khiển, phòng thí nghiệm Điều khiển thủy lực- Khí nén, phòng thí nghiệm Đo lường cảm biến, phòng thí nghiệm Điều khiển quá trình và phòng thí nghiệm PLC với những thiết bị lập trình điều khiển cơ cấu tự động. Các phòng thí

Phòng thí nghiệm điều khiển quá trình (áp suất, nhiệt...), Khoa Công nghệ được trang bị những máy móc hiện đại, phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu của ngành Cơ điện tử. (Ảnh: Lệ Thu)

nghiệm được trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại, phục vụ cho những nghiên cứu sâu về TĐH và giảng dạy ngành Cơ điện tử, các ngành Cơ khí...

Anh Trần Hoàng Quân, cán bộ Phòng máy CNC công nghiệp, trực thuộc phòng thí nghiệm CAD- CAM/ CNC phấn khởi cho biết: “Từ khi được trang bị máy cắt dây, máy phay, máy quét mẫu... hiện đại, việc hướng dẫn thực hành cho sinh viên thuận lợi và cụ thể hơn. Sinh viên được tiếp cận và thực hành trên những máy móc hiện đại từ giảng đường sẽ tránh khỏi bỡ ngỡ khi làm việc ngoài thực tế. Mặt khác, cán bộ chúng tôi có điều kiện nghiên cứu, thực hiện những đề tài khoa học mà trước đây chưa thực hiện được”.

Để hỗ trợ cho việc phát triển những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, giữa tháng 10-2006, “Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ - Đại học Cần Thơ” trực thuộc Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Trung tâm được thành lập trên cơ sở Xưởng Thiết bị trường học trước đây, với chức năng, nhiệm vụ: tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu, chuyển giao và tư vấn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của trường. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối, lấy thu bù chi và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo qui định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ- Đại học Cần Thơ, cho biết: “Hiện nay, hoạt động chính của trung tâm là hướng dẫn sinh viên thực hành gia công cơ khí, đồng thời nghiên cứu, sản xuất trang thiết bị trong trường học, sản xuất một số trang thiết bị phục vụ trong phòng thí nghiệm; gia công một số chi tiết máy móc cơ khí. Trong đó, có những thiết bị hoặc chi tiết máy móc có tính năng TĐH. Thời gian tới, trung tâm sẽ mở rộng hoạt động chuyển giao và tư vấn trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là hỗ trợ cho Khoa Công nghệ trong việc phát triển nghiên cứu ứng dụng TĐH”.

Theo Tiến sĩ Dương Thái Công, Trưởng Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, do dự án mới hoàn tất việc xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị vào cuối năm 2006 nên trước mắt, phòng thí nghiệm chỉ tập trung phục vụ cho công tác đào tạo. Khoa Công nghệ cũng đã tổ chức những khóa tập huấn về TĐH trong sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có nhu cầu tìm hiểu và phát triển lĩnh vực này. Với những máy móc hiện đại, phòng thí nghiệm TĐH cũng đã hỗ trợ một số doanh nghiệp trong việc gia công một số chi tiết máy móc cơ khí phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao...

Về nghiên cứu khoa học, trong thời gian tới, khoa sẽ tập trung nghiên cứu ứng dụng TĐH vào các lĩnh vực như: TĐH một số qui trình chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, một số khâu trong xay xát lúa gạo nhằm đảm bảo phẩm chất gạo xuất khẩu, nghiên cứu sản xuất thử thiết bị thí nghiệm nông học: phytoron, kiểm soát ẩm độ và tưới tự động cho các khu nhân giống cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế cao như hoa lan, cây cảnh...

CÁT ĐẰNG

Theo Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video