Phát triển pin silicon cho tàu vũ trụ

Pin silicon có cấu trúc nano silicon được kẹp giữa nano carbon, giúp tăng dung lượng lưu trữ gấp 10 lần, duy trì liên kết sau 500 chu kỳ hoạt động.

Nhóm nghiên cứu Đại học Clemson (Mỹ) đã phát triển một loại pin mới từ vật liệu silicon, với ưu điểm sạc nhanh, nhẹ, cung cấp năng lượng cho quá trình du hành vụ trụ, vệ tinh và tàu thăm dò sao Hỏa.

Nhà khoa học Ramakrishna Podila, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đa số các vệ tinh chủ yếu lấy năng lượng từ mặt trời để vận hành, tuy nhiên vệ tinh cũng phải có pin tích trữ năng lượng khi hoạt động trong các vùng tối của Trái đất. Việc hướng tới một loại pin cho thiết bị trong vũ trụ có khối lượng nhẹ, thời gian vận hành dài sẽ giảm thiểu chi phí cho sứ mệnh đi vào không gian.


Shailendra Chiluwal, Trưởng nhóm nghiên cứu đang chế tạo pin silicon trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Clemson University).

Silicon có thể tích trữ điện mạnh, việc sử dụng vật liệu silicon cho cực dương thay vì than và chì, giúp tăng dung lượng lưu trữ gấp 10 lần. Tuy nhiên, trong quá trình phóng điện, silicon có xu hướng giãn nở, co lại và vỡ thành những mảnh nhỏ, gây ảnh hưởng tới cực dương và dễ hỏng pin.

Vì vậy, để tăng độ bền của pin silicon, nhóm nghiên cứu cải tiến vật liệu thành các hạt nano silicon với kích thước khoảng 30 micromet. Sau đó, các sợi silicon được kẹp giữa lớp nano carbon mỏng hơn 50.000 lần so với tóc người. "Những lớp nano này tạo thành cấu trúc 3D, duy trì liên kết giữa các hạt nano silicon sau 500 chu kỳ hoạt động, từ đó tăng tuổi thọ của pin", Shailendra Chiluwal, trưởng nhóm nghiên cứu nói và cho biết, với cấu trúc này, pin siicon vẫn có thể duy trì chức năng ngay cả khi xả pin, các hạt silicon nano bị vỡ ra.

Việc sử dụng nano carbon để tạo ra một cơ chế đệm, cho phép pin tăng khả năng sạc với tốc độ gấp bốn lần tốc độ pin thông thường. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài sử dụng trong các loại xe điện, ô tô điện, pin silicon ứng dụng trong hệ thống năng lượng của các bộ du hành vũ trụ và tàu thám hiểm sao Hỏa.

Nhóm đang làm việc với các đối tác trong ngành nhằm đưa công nghệ này vào thực tiễn. Nghiên cứu đã đăng trên tạp chí Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Cập nhật: 11/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video