Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi

Chuyển mùa là thời gian bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh đặc biệt là các bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kem theo viêm amidan, viêm phế quản.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).

Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ, như: thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu.


Trẻ em dễ mắc bệnh viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi. (Ảnh minh họa: dreamstime)

Một số triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

  • Đầu tiên bệnh nhân ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.
  • Sau đó mũi bắt đầu nghẹt chảy nước trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.
  • Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.
  • Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.
  • Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn viêm họng. Hơn thế khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập.

Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.

  • Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt.
  • Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.
  • Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ bao gồm:

  • Phát đột ngột, sốt cao đến 39-40 độ C.
  • Môi khô, lưỡi bẩn.
  • -Rát họng, khản tiếng, nuốt đau, trẻ sơ sinh có biểu hiện biếng ăn, ho khan.
  • Chảy nước mũi, sụt sịt, mũi tắc nghẽn.
  • Viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…

Viêm họng và sốt bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến tim, đây là biến chứng khá nặng nề của bệnh.

Nếu viêm họng và sốt ở trẻ tiến triển thành viêm họng cấp bội nhiễm, kéo dài sẽ có những biến chứng như viêm phế quản, mũi, tai, viêm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, nhiễm trùng huyết.

Theo bác sĩ Dũng, nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol, sử dụng như sau:

  • Trẻ nhũ nhi thì dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày
  • Trẻ 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
  • Trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
  • Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây.

Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.

Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng viêm họng cấp.

Một số lưu ý để phòng bệnh

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
  • Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin…, nhất là đối với trẻ em.
  • Khi trẻ sốt cao không nên ủ ấm quá hoặc ở trong phòng máy lạnh dưới 25 độ C.
  • Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
  • Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi vì dễ gây chảy máu mũi.
  • Để phòng viêm họng, giữ ấm là điều quan trọng nhất. Người lớn cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bé dưới 12 tháng hoặc mắc bệnh lý mãn tính. Khi ra đường, bé cần mặc ấm, choàng khăn, đeo khăn tay, tất để, tránh mặc quá dày, quá nhiều lớp khiến trẻ toát nhiều mồ hôi dẫn đến giảm thân nhiệt hoặc khó thở.
  • Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý, ngậm thuốc để giảm đau và ngứa họng. Có thể tham khảo các bài thuốc từ thiên nhiên như mật ong, cam thảo để giảm dần triệu chứng viêm họng.
  • Bệnh viêm họng cấp tính rất phổ biến và dễ lây nhiễm. Do đó, trẻ nhỏ, người già, người suy giảm miễn dịch nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay người có biểu hiện sốt, ho để tránh lây nhiễm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cấp ẩm cho cơ thể. Hạn chế chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng để giảm khó chịu.
  • Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Phát minh đặc biệt giúp thế giới thoát khỏi thảm họa rác thải

Những món mà đầu bếp chuyên nghiệp không bao giờ ăn ở nhà hàng

"Cốc giấy không nhựa" dùng một lần, phân hủy hoàn toàn trong đất

Cập nhật: 17/12/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video