Phương pháp hạ nhiệt trong điều trị tổn thương não

Hạ thấp thân nhiệt của trẻ em nhằm hạn chế tổn thương từ vết thương ở đầu dường như không có tác dụng, nhưng hiện tại điều này vẫn phổ biến.

Các bác sĩ phòng cấp cứu điều trị cho trẻ em bị chấn thương đầu nghiêm trọng thường hạ thấp nhiệt độ cơ thể trẻ với hy vọng hạn chế não bị sưng. Nhưng một công trình mới phát hiện rằng trẻ em bị hạ nhiệt không tốt hơn so với trẻ được chữa ở nhiệt độ thường.

Trong quá trình gọi là hạ thân nhiệt cố ý này, các bác sĩ đặt các túi chất lỏng lên ngực và chân – như các nhà nghiên cứu thực hiện trong thí nghiệm - hoặc truyền dịch lạnh. Cả hai cách này đều hạ nhiệt độ cơ thể xuống vài độ. Hạ nhiệt có thể thúc đẩy sự hồi phục của bệnh nhân tỉnh lại sau khi bị lên cơn đau tim. Các bác sĩ phẫu thuật cũng hạ nhiệt bệnh nhân để ngăn cản tổn thương não trong phẫu thuật tim hoặc đột quỵ phức tạp, khi mà máu chảy cần được ngắt tạm thời.

Nhưng đối với những người bị tổn thương não, cách này đem lại kết quả trái ngược nhau. Trong công trình mới này, bác sĩ tại các trung tâm chấn thương toàn Canada, Anh và Pháp xác nhận 205 trẻ em nhập viện từ 1999 đến 2004 bị tổn thương não. Dưới sự đồng ý của phụ huynh, các nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên phân nửa để thực hiện hạ nhiệt trong 24 giờ. Trong suốt quá trình trị liệu, thân nhiệt của trẻ được hạ xuống còn 32.5 độ C.

Những trẻ được hạ nhiệt cũng có khả năng chết sau 6 tháng hoặc bị các vấn đề y tế nghiêm trọng (bao gồm sống đời thực vật hoặc khuyết tật nặng nề) như trẻ em không hạ nhiệt, theo như các nhà nghiên cứu trình bày trên tờ New England Journal of Medicine số ngày 5 tháng 6.

(Ảnh: static.howstuffworks.com)

Thêm nữa, những bệnh nhân được hạ nhiệt phải chống chọi với huyết áp tăng vọt thường xuyên hơn so với số khác, thường trong quá trình làm ấm lại.

Tuy nhiên, theo như đồng tác giả James Hutchison, bác sĩ chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện dành cho trẻ em, Toronto, những phát hiện này không loại bỏ phương pháp hạ nhiệt. Thay vào đó, họ đặt câu hỏi về cách tối ưu để hạ nhiệt cho trẻ hoặc bất cứ người nào bị tổn thương não.

Hutchison cho biết “Chúng tôi vẫn chưa rõ là nó có tác dụng. Tất cả chỉ nhằm bảo vệ não bộ.” Hạ nhiệt làm giảm sự trao đổi chất của não, xoa dịu nhu cầu oxy và glu-cô và làm giảm nguy cơ não chịu sự thiếu hụt các chất này và bắt đầu mất dần các tế bào não.

Tổn thương não gây nhiều khó khăn vì mỗi bệnh nhân là khác nhau, theo như nhà phẫu thuật thần kinh nhi David Adelson, ĐH Pittsburgh. Đầu là “một cái hộp kín”, và tràn dịch tủy, máu hoặc các tế bào sưng viêm có thể góp phần làm não sưng phồng. Hạ nhiệt dường như thực sự làm giảm máu chảy về não và làm dịu các chức năng của não.

Nhưng làm thế nào để khiến ảnh hưởng của hạ nhiệt có tác dụng tốt lên bệnh nhân vẫn còn khó nắm bắt. Ví dụ, bệnh nhân trong công trình mới phải đối mặt với nhiều lần hoãn hạ nhiệt khiến họ giảm cơ hội được lợi từ nó. Một số người phải chờ đến 19 giờ mới được hạ nhiệt.

Adelson đang chỉ huy một nghiên cứu khác khảo sát trẻ em được chữa trị trong vòng 6 giờ sau chấn thương não. “Chúng tôi đang cố gắng can thiệp các điều kiện dẫn đến sưng phồng và tổn thương.”

Trong khi đó, mọi người vẫn chưa biết được một bệnh nhân cần được hạ nhiệt trong bao lâu. “Sưng não tối đa có thể kéo dài từ 48 đến 96 giờ.” Nhiều bác sĩ Nhật đã hạ nhiệt bệnh nhân não trong một tuần.

Hội đồng ở Pittsburgh và một hội đồng khác ở New Zealand sẽ hạ nhiệt trẻ lâu hơn 24 tiếng.

Các bác sĩ lần đầu tiên chú ý đén ảnh hưởng bảo vệ của hạ nhiệt khi có người sống lại sau khi tim dừng cho thấy dấu hiệu hồi phục tốt hơn trong những trường hợp hiếm hoi mà họ ngã qua đá và được hồi tỉnh. Ngành khoa học về hạ nhiệt điều khiển được tiến hành nghiêm túc vào khoảng những năm 50, bị lãng quên một thời gian, sau đó hồi sinh khi các nhà phẫu thuật phát hiện nó giúp hạn chế tổn thương não trong suốt các ca phẫu thuật tim mở.

Tuệ Minh(Theo Science News)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video