Phương pháp mới: Cai nghiện ma túy ngay từ trong não

Ngay từ thuở xa xưa, chuyện cai nghiện luôn là một vấn nạn của toàn cầu, và ai cũng hiểu rằng sở dĩ khó thể cai nghiện vì nơi não người nghiện đã bị một trung khu thần kinh nào đó chi phối.

Đây chỉ là một sự phỏng đoán mơ hồ, nhưng bất ngờ lại là cơ chế chính xác khi một nhóm các nhà khoa học đã khám phá được vấn đề: đúng là trong não có một cơ chế hoạt động tạo ra hành vi gây nghiện.

Tại sao có những người cũng tiếp xúc với các chất gây nghiện nhưng biết dừng lại hoặc rút lui trong khi những người khác lại ngày càng lệ thuộc vào nghiện?

Vậy phải chăng có thể cai bỏ hẳn hoặc làm giảm sự nghiện ngập bằng cách tác động trực tiếp lên não, đây chính là ý tưởng của một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ) và họ đã xác định được chính xác cơ chế não hoạt động trong các hành vi gây nghiện.


Phần não chuột màu đỏ là phần có chứa các mạch thần kinh gây nghiện và phần màu xanh lá cây là phần ra quyết định tiếp tục nghiện.

Và dĩ nhiên, những chú chuột chính là vật thế thân cho con người. Các nhà khoa học đã phát hiện nơi não chuột có những đường dẫn truyền thần kinh cụ thể làm biến đổi sự lệ thuộc vào nghiện nhưng có thể kiểm soát thành sự lệ thuộc vào nghiện một cách mất kiểm soát.

Thật vậy, theo GS. Christian Lüscher, giáo sư Khoa học thần kinh căn bản của Khoa Y và là nhà nghiên cứu thuộc Khoa Thần kinh lâm sàng của Bệnh viện Đại học Geneva (HUG), trong y học có sự phân biệt như sau: Sự lệ thuộc vào nghiện, dĩ nhiên cần phải cai bỏ, nhưng không phải trường hợp nào cũng dẫn đến việc cần phải dùng tới chất gây nghiện các loại.

Ví dụ, mọi người đều bị lệ thuộc vào heroin ngay từ những mũi tiêm đầu tiên, nhưng không phải ai cũng bị lệ thuộc một cách mất kiểm soát. Vì vậy, chỉ cần một chút khác biệt về năng lượng hoạt động của não sẽ làm thay đổi vấn đề.

Có những người có thể phụ thuộc vào một chất gây nghiện nào đó và sử dụng để giải trí trong vài năm. Nhưng lại có những người bị nghiện xâm lấn vào cuộc sống và sử dụng chất gây nghiện các loại một cách không kiểm soát mặc dù những tác động có hại mà chất này gây ra.


Mọi người đều bị lệ thuộc vào heroin ngay từ những mũi tiêm đầu tiên.

GS. Christian Lüscher phát biểu tiếp: "Ngày nay, chúng ta vẫn không biết tại sao một người lại nghiện ma túy trong khi một người khác thì không, nhưng nhờ vào nghiên cứu này, chúng ta biết được sự khác biệt về chức năng não giữa hai loại người này là gì".

Để xác định những khác biệt này, trước tiên, nhóm của ông cho các chú chuột nghiện mà không bị lệ thuộc kích hoạt một đòn bẩy để được nhận "phần thưởng". Sau đó một thời gian, thay vì nhận "phần thưởng" thì các nhà khoa học cho chúng một chút sốc điện nhẹ.

Kết quả, 40 % số chuột liền tránh xa cơn nghiện trong khi những con khác vẫn đắm chìm vào nghiện ngập, vẫn tiếp tục kích hoạt đòn bẩy dù biết rõ rằng hậu quả bị sốc điện sẽ khá là khó chịu. Sau đó, sử dụng một kỹ thuật mới để đo hoạt động sóng trong não, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được một mạch thần kinh có hoạt động mạnh hơn nơi những con chuột nghiện so với những con cũng nghiện mà không bị lệ thuộc.

Nhóm nghiên cứu đã xác minh bằng cách tăng hoạt động của mạch "nghiện" này trong não những chú chuột có thể kiểm soát sự phụ thuộc vào nghiện, chúng lập tức tham gia ngay vào đám 60 % nghiện. Sau đó, nhóm lại giảm hoạt động của mạch ở một chú chuột bị nghiện và nó đã ngừng kích hoạt đòn bẩy.

Như vậy, trên lý thuyết, có thể cai nghiện cho con người bằng phương cách trực tiếp ngay từ não.

Cập nhật: 14/01/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video