Rắn độc bị bắt vẫn ngóc đầu tấn công người

Khi bị thả vào túi, rắn nâu phương đông bất ngờ rướn lên khiến chuyên gia bắt rắn vội thả tay.

Chuyên gia bắt rắn Stuart McKenzie gặp sự cố trong lúc khống chế rắn nâu phương đông ở một ngôi nhà tại Queensland, Australia, UPI hôm 12/12 đưa tin. Trước đó, McKenzie truy đuổi và tóm được đuôi con rắn. Anh cẩn thận giơ lên cao, giữ khoảng cách và chuẩn bị thả nó vào túi. Tuy nhiên, con vật đột ngột phản kháng khiến McKenzie phải lập tức buông tay.


Rắn nâu nhanh chóng chạy trốn và McKenzie phải đi tìm lại.

"Khi tôi cho rắn nâu vào túi, nó bỗng rướn lên phía trước. Tôi không phản ứng kịp và thả nó ra. Thay vì rơi xuống chiếc túi, con vật mắc lại trên mép và tay cầm. Tôi lập tức buông chiếc túi xuống vì con rắn ở quá gần tay mình", McKenzie cho biết.

Rắn nâu nhanh chóng chạy trốn và McKenzie phải đi tìm lại. Khoảng 20 phút sau, anh phát hiện nó ẩn náu trong một chiếc thùng carton. Lần này, anh khống chế rồi đặt nó vào trong túi mà không gặp bất cứ trục trặc nào.

Rắn nâu phương đông (tên khoa học Pseudonaja textilis) được coi là loài rắn độc thứ hai trên thế giới. Chúng là sinh vật bản địa tại Australia và Papua New Guinea. Nọc độc của rắn nâu phương đông có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, co giật, tê liệt hay ngưng tim. Thậm chí, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, vết cắn của chúng có khả năng làm chết người.

Cập nhật: 14/12/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video