Rắn hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn độc

Là một trong những loài rắn có tốc độ tấn công nhanh nhất thế giới, rắn độc puff adder vẫn không thể thoát khỏi miệng của hổ mang Nam Phi.


Gabi Hotz bắt gặp rắn hổ mang Nam Phi đang ăn thịt con mồi. (Ảnh: Latest Sightings).

Gabi Hotz, người yêu động vật hoang dã, bắt gặp rắn hổ mang Nam Phi (Naja nivea) đang thưởng thức bữa ăn của mình trong khu bảo tồn Kgalagadi, Botswana, Latest Sightings hôm 21/1 đưa tin. "Chúng tôi phát hiện rắn - một con hổ mang Nam Phi lớn. Việc bắt gặp rắn trong các chuyến tham quan động vật hoang dã không diễn ra thường xuyên. Việc nhìn thấy rắn hổ mang Nam Phi còn đặc biệt hơn", cô chia sẻ.

Hổ mang Nam Phi không hề đơn độc, nó đã bắt được thứ gì đó và đang nuốt dở, Hotz cho biết. Phần còn lại của con mồi lộ ra từ miệng rắn trông không giống chim hay động vật gặm nhấm. Sử dụng camera và ống nhòm, nhóm tham quan nhận ra đó là một con rắn puff adder (Bitis arietans), loài rắn độc thuộc họ Rắn lục. Puff adder là một trong những loài rắn có tốc độ tấn công nhanh nhất thế giới, nhưng điều đó vẫn không đủ giúp nó chiến thắng hổ mang Nam Phi trong trường hợp này.

"Chúng tôi kinh ngạc chứng kiến hổ mang Nam Phi chậm rãi nuốt chửng con mồi từng chút một. Chúng tôi có thể thấy từng cơ của rắn hổ mang chuyển động để nuốt xuống con mồi. Với miệng mở rộng hết mức, hổ mang Nam Phi khiến việc nuốt chửng cả con rắn puff adder trông khá dễ dàng", Hotz nói.


Hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn puff adder khá dễ dàng. (Ảnh: Latest Sightings).

Hổ mang Nam Phi, còn gọi là hổ mang vàng, nổi tiếng với nọc độc chết chóc và được coi là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi. Chúng khá hung dữ và sẽ dựng cao cơ thể, phình rộng phần cổ khi bị đe dọa. Nọc độc của hổ mang Nam Phi rất mạnh và loài vật này cũng gây ra nhiều ca tử vong mỗi năm. Dù vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của mình. Chúng ăn nhiều loại con mồi, bao gồm động vật gặm nhấm, chim và cả các loài rắn khác.

Hổ mang Nam Phi thường xuyên giao chiến với những con rắn khác, kết quả thường là đối thủ mất mạng. Giới chuyên gia chưa hoàn toàn hiểu rõ lý do cho hành vi này, nhưng nhiều khả năng đây là một cách để giảm sự cạnh tranh về tài nguyên.

Cập nhật: 24/01/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video