Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Những tháng cuối năm thường diễn ra các trận mưa sao băng định kỳ, trong đó có mưa sao băng Orionids kéo dài từ 2/10-7/11 và đạt cực đại rạng sáng ngày 22/10.

Theo Date and Time, từ khoảng 23h ngày 21 đến rạng sáng 22/10 (giờ Việt Nam), hiện tượng mưa sao băng Orionids sẽ diễn ra cực đỉnh. Những ai yêu thích thiên văn học có thể quan sát hiện tượng từ TP.HCM.

Có khoảng 15-30 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ trong thời gian cao điểm của đợt mưa sao băng Orionids. Thời gian di chuyển của sao băng có thể đạt hơn 65 km/s, tỏa ra những tia sáng rực rỡ và vệt đuôi lưu lại trên bầu trời hơn một phút.

Mưa sao băng Orionids phát nguồn từ sao chổi Halley nổi tiếng, là một trong số ít các trận mưa sao băng có thể quan sát tốt từ cả hai bán cầu.

Sao chổi được cấu tạo từ cacbonic, metan, nước đóng băng cũng như bụi và các khoáng chất còn sót lại sau thời kỳ đầu hình thành nên Hệ Mặt Trời. Sao chổi Halley được đặt tên theo người phát hiện ra nó là Edmund Halley, có chu kỳ xuất hiện khoảng 76 năm và đã được nhiều nhà thiên văn học từ thời cổ đại ghi nhận. Lần cuối sao chổi này xuất hiện là vào năm 1986, dự đoán sẽ quay lại vào năm 2061.


Khu vực xuất hiện Orionids nằm ở giữa hai ngôi sao Betelgeuse và Rigel. (Ảnh: Bronberg Weather).

Khi Halley đi ngang Trái đất, các mảnh vụn ma sát với bầu khí quyển hành tinh, bốc cháy thành những vệt trắng và tạo thành hiện tượng gọi là “sao băng”. Định kỳ mỗi năm, đuôi đá bụi của Halley sẽ quét ngang Trái đất 2 lần. Trận mưa sao băng Eta Aquarids xảy ra vào tháng 5 vừa rồi cũng xuất phát từ những hạt bụi của sao chổi này.

Tên gọi Orionids xuất phát từ chòm Orion (Lạp Hộ), một chòm sao cực kỳ nổi bật và dễ nhận thấy bằng mắt thường. Các cơn mưa sao băng thường niên hay được đặt tên theo khu vực trên bầu trời mà con người quan sát được hiện tượng từ Trái đất. Để dễ xác định vị trí của Orionid, người quan sát nên nhìn về phía ngôi sao Betelgeuse trong chòm Orion. Các vệt sao băng sẽ nằm ở hướng Bắc ngôi sao này.

Khuya 21/10, điều kiện thời tiết khá thuận lợi để quan sát hiện tượng này. Mặt trăng lưỡi liềm không quá sáng, mọc từ sớm đến giữa đêm, không lấn át độ sáng của mưa sao băng nên có thể quan sát Orionids bằng mắt thường. Do đó, người yêu thiên văn không cần dùng đến thiết bị đặc biệt. Bạn nên chọn nơi thoáng đãng, cao ráo và trống trải như khu đất trống hay nhà cao tầng để chiêm ngưỡng Orionids.

Cập nhật: 21/10/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video