Robot tảo siêu nhỏ đưa thuốc trực tiếp tới phổi diệt ung thư

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển robot lai sinh học siêu nhỏ, có khả năng đưa thuốc hóa trị trực tiếp đến phổi và điều trị di căn phổi.

Theo trang ScienceAlert, nhóm nghiên cứu tại Đại học California, San Diego (UCSD) đã dành 5 năm để nghiên cứu và phát triển loại robot lai sinh học siêu nhỏ dựa trên vi tảo lục có thể dùng trong y khoa.


Robot tảo siêu nhỏ giúp điều trị ung thư phổi - (Ảnh: Fangyu Zhang and Zhengxing Li)

Các robot tổng hợp siêu nhỏ thường được làm từ cấu trúc kim loại hoặc polymer cứng, khó chế tạo. Chúng không thể tiếp cận một số cơ quan và mô nhất định, đồng thời có thể đầu độc con người.

Vi tảo giúp xóa tan các mối lo ngại trên vì chúng có thể dùng các roi bơi để tự di chuyển đến các cơ quan như phổi. Chúng ít độc hơn các vi sinh vật khác, rẻ và dễ sản xuất hơn.

Các robot tảo NP(DOX) này là sự kết hợp giữa vi tảo lục Chlamydomonas reinhardtii còn sống, thường dùng trong dược phẩm, với các phân tử nano chứa thuốc hóa trị doxorubicin được bao phủ bởi màng tế bào hồng cầu.

Các màng này hoạt động như một lớp ngụy trang tự nhiên để tăng khả năng tương thích sinh học của robot siêu nhỏ và ngăn chúng bị hệ miễn dịch tấn công.


Vi tảo lục có thể bơi trong cơ thể con người - (Ảnh: CSIRO).

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm robot tảo NP(DOX) trên chuột bị di căn phổi. Họ cho robot đem thuốc trực tiếp đến phổi và giảm thiểu tác dụng phụ đối với các cơ quan khác. Khi đến phổi, các robot có thể giúp phân phối thuốc qua mô phổi.

Những robot này đã giúp thu nhỏ các khối u trong phổi và kéo dài khả năng sống sót của những con chuột được điều trị lên 40%.

Cuối cùng, các tế bào miễn dịch sẽ phân hủy robot thành các thành phần không độc hại và loại chúng khỏi cơ thể.

Theo nhóm nghiên cứu, sẽ phải mất một thời gian nữa để các robot tảo siêu nhỏ có thể xuất hiện trong phòng khám. Nhưng việc kết hợp tảo sống với các hạt nano phủ màng tế bào để phân phối thuốc hóa trị có thể giúp đặt nền tảng cho các phương pháp điều trị ung thư bằng công nghệ sinh học.

Cập nhật: 17/06/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video