Robot Trung Quốc chụp ảnh vết bánh xe trên Mặt trăng

Thỏ Ngọc 2, robot hoạt động ở nửa xa của Mặt trăng, chụp hành trình quanh co của nó và "bạn đồng hành" là trạm đổ bộ Hằng Nga 4.

Robot Trung Quốc Thỏ Ngọc 2 gửi về ảnh chụp hành trình của nó trong ba năm thám hiểm môi trường khắc nghiệt ở nửa xa của Mặt trăng. Những hình ảnh mới được Ourspace, kênh thông tin khoa học tiếng Trung liên kết với Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA), công bố hồi cuối tháng 2.


Một phần hành trình của Thỏ Ngọc 2 trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: NASA/GSFC/Đại học Bang Arizona)

Trong đó, đáng chú ý là một bức ảnh toàn cảnh về hành trình gần đây nhất của Thỏ Ngọc 2. Đường đi quanh co của robot hiện rõ trong ảnh. Ngoài ra, người xem còn có thể thấy trạm đổ bộ Hằng Nga 4 ở phía xa bên trái.

Thỏ Ngọc 2, robot nặng 140kg và chạy bằng năng lượng Mặt trời, cùng trạm đổ bộ Hằng Nga 4 đáp xuống nửa xa của Mặt trăng vào tháng 1/2019, trở thành bộ đôi phương tiện vũ trụ đầu tiên hạ cánh và hoạt động ở khu vực này. Kể từ khi hạ cánh, Thỏ Ngọc 2 đã đi được 1.029 mét trong hố trũng Von Kármán, theo dữ liệu mới từ Hệ thống Ứng dụng Mặt đất Thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc.

Tháng 1, Thỏ Ngọc 2 đã tới vành hố trũng để kiểm tra "túp lều bí ẩn" được phát hiện cuối năm ngoái và xác định đây chỉ là một tảng đá. Từ vị trí thuận lợi này, robot có thể nhìn thấy những vết bánh xe mà nó để lại trên đất Mặt trăng và "bạn đồng hành" là trạm đổ bộ Hằng Nga 4.

Thỏ Ngọc 2 đã có một số phát hiện đáng chú ý trong thời gian làm nhiệm vụ, bao gồm vật chất có khả năng bắt nguồn từ dưới lớp vỏ Mặt trăng và những quả cầu thủy tinh có thể hình thành do tác động của thiên thạch.

Trong khi đó, Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA quan sát Thỏ Ngọc 2 từ trên quỹ đạo. Website của LRO cũng công bố những bức ảnh chụp địa điểm hạ cánh và quá trình di chuyển của robot này qua thời gian.

Thỏ Ngọc 2 và trạm đổ bộ Hằng Nga 4 đã vượt xa thời gian hoạt động theo thiết kế, cụ thể là ba tháng và một năm. Chúng hoạt động khi có ánh sáng Mặt trời, tương đương khoảng hai tuần Trái Đất, sau đó nghỉ ngơi để vượt qua đêm Mặt trăng dài và lạnh giá. Ngày Mặt trăng thứ 40 của nhiệm vụ bắt đầu hôm 23/2 và kết thúc hôm 9/3.

Cập nhật: 11/03/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video