Các rừng mưa nhiệt đới trên thế giới đang hồi sinh, nhưng cây non có thể không chống chịu được như nhiều động vật hoang dã hay giữ nhiều khí carbon dioxide gây ấm nóng toàn cầu như cây già, các nhà khoa học cho biết.
Các cuộc tranh luận về rừng mưa nhiệt đới diễn ra trong hàng thập kỷ qua và, gần đây, trở thành chủ đề gây xôn xao trong giới các nhà khoa học về bảo tồn. Đó là chủ đề chính của một hội nghị chuyên đề vừa được tổ chức tại Bảo tàng Quốc Lịch sử Tự Nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington, Mỹ.
Khoảng 135.000 dặm vuông (tương đương 350.000 km vuông) diện tích rừng nguyên sinh bị con người chặt phá đang hồi sinh, theo Greg Asner, ở Viện Carnegie có trụ sở ở Washington, người thuyết trình tại hội nghị chuyên đề. Con số đó chiếm một phẩy bảy phần trăm rừng nguyên sinh.
Sự tái sinh này tương đối nhanh, tán rừng che phủ kín chỉ sau 15 năm khi cây cao hơn và rậm rạp hơn, đem lại môi trường sống cho các sinh vật thích nghi với môi trường..
Các nhà khoa học này cho rằng tương lai của rừng nhiệt đới có thể không mong manh như các chuyên gia bảo tồn khác cảnh báo, chủ yếu bởi vì con người đã từng sống trong rừng hay sống gần rừng nhiệt đới đang dần di dời đi nơi khác, hầu hết là tới các thành phố, làm cho thực vật phát triển.