Rừng Nam Cực trước đại tuyệt chủng 252 triệu năm trước

Những dấu tích của rừng Nam Cực thời tiền sử có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - Trias.

Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về khu rừng tồn tại khoảng 260 triệu năm trước nhờ một mẫu cây hóa thạch dưới lớp băng ở dãy núi Transantarctic, Nam Cực, Newsweek hôm qua đưa tin.

Khu rừng có thể tồn tại trước khi sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - Trias xảy ra cách đây 252 triệu năm, xóa sổ 95% sinh vật sống trên Trái Đất. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng nghiêm trọng nhất lịch sử này là các đợt phun trào núi lửa lớn và kéo dài ở Siberia, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Khoảng 20 triệu năm sau, những con khủng long đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện.


Dãy núi Transantarctic ở Nam Cực. (Ảnh: Newsweek).

Để hiểu thêm về cuộc đại tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Milwaukee thám hiểm một dãy núi ở Nam Cực, tìm kiếm các mẫu thực vật từ thời kỳ lục địa này ấm áp hơn và được cây cối bao phủ.

Cuối kỷ Permi, tức là khoảng 250 triệu năm trước, Nam Cực là một phần của siêu lục địa Gondwana. Siêu lục địa này cũng bao gồm châu Phi, Australia, Ấn Độ và Nam Mỹ. Khi đó, nơi này ấm và ẩm hơn nhiều, những thực vật như rêu và dương xỉ mọc khắp nơi.

Nhóm nghiên cứu tìm kiếm các loài cây này để nắm rõ hơn về quá trình biến đổi khí hậu thời đó. Việc hiểu được sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu cho phép các nhà khoa học dựng lại bức tranh chi tiết hơn về nguyên nhân khiến cuộc đại tuyệt chủng có sức hủy diệt lớn như vậy.

Trong suốt chuyến thám hiểm, nhóm nghiên cứu phát hiện 13 mảnh cây hóa thạch. Kết quả kiểm tra cho thấy, chúng có niên đại hơn 260 triệu năm trước. "Khu rừng hé lộ một số chi tiết về sự sống trước đại tuyệt chủng và có thể giúp chúng tôi nắm được nguyên nhân gây ra sự kiện này", nhà địa chất Erik Gulbranson, thành viên đoàn thám hiểm, cho biết.

Khu rừng thời tiền sử sẽ kém đa dạng sinh vật hơn những khu rừng hiện nay, Gulbranson nhận định. "Nhóm thực vật này phải có khả năng tồn tại và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau", ông nói. Thậm chí với khí hậu ấm như ngày nay, rừng cây cũng sẽ trải qua nhiều tháng chìm trong bóng tối do vĩ độ của Nam Cực. Tuy nhiên, khu rừng đã không thể sống sót qua sự kiện đại tuyệt chủng.


Siêu lục địa Gondwana trên Trái Đất. (Ảnh: Pinterest).

Gulbranson dự định trở lại khu vực này cuối tháng 11 và ở đây đến tháng 1/2018. Trong thời gian đó, ông sẽ nghiên cứu số thực vật kỹ hơn để xem chúng đã phản ứng như thế nào với những thay đổi đột ngột từ môi trường.

"Số liệu địa chất cho thấy thời kỳ đầu, giữa và cuối của các sự kiện biến đổi khí hậu. Khi nghiên cứu sâu hơn, chúng ta có thể hiểu thêm về việc khí nhà kính và tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự sống trên Trái Đất", Gulbranson kết luận.

Cập nhật: 14/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video