Sắc tố khiến một số người mắc chứng sợ ánh sáng

Nguyên nhân khiến một số người mắc hội chứng sợ ánh sáng là do sắc số melanopsin trong võng mạc của họ quá nhạy cảm với ánh sáng.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) hôm 28/9, các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, phát hiện sắc tố melanopsin có trong tế bào võng mạc đóng vai trò kiểm soát nhịp sinh học cũng như gửi thông tin tới vỏ não thị giác. Nó là tác nhân kích thích, gây ra cảm giác khó chịu cho một số người nhạy cảm với ánh sáng, theo Science Alert.

Nhiều nguyên nhân có thể khiến mắt chúng ta trở nên nhạy cảm với ánh sáng chói, từ việc cháy nắng bên trong nhãn cầu mắt cho đến bong võng mạc, đau nửa đầu hoặc thậm chí là viêm màng não. Tuy nhiên, những vấn đề chi tiết liên quan đến hội chứng sợ ánh sáng (photophobia) trước đây vẫn còn chưa được hiểu rõ.


Người mắc hội chứng photophobia có mắt quá nhạy cảm với ánh sáng. (Ảnh: Medscape).

"Melanopsin là một phần của hệ thống thị giác con người trong quá trình tiến hóa. Nó kiểm soát một số phản ứng sinh học quan trọng đối với ánh sáng", Manuel Spitschan, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Bộ não kết nối thông tin từ hai loại tế bào trong nhãn cầu mắt với nhau. Tế bào hình que chứa sắc tố cảm nhận cường độ ánh sáng tổng thể. Trong khi đó, tế bào hình nón chứa các sắc tố opsin để cảm nhận màu sắc. Mỗi opsin phản ứng với một phần của phổ ánh sáng nhìn thấy được. Tế bào hình que và hình nón hoạt động như những điểm ảnh, giúp chúng ta quan sát thế giới liên tục.

Nằm xen giữa những điểm ảnh này còn có một lượng nhỏ tế bào thụ thể gọi là tế bào hạch võng mạc cảm quang (ipRGCs) chứa melanopsin. Nhóm nghiên cứu sử dụng xung ánh sáng với tần số nhất định để kích thích ipRGCs trong mắt của 20 tình nguyện viên, sau đó họ quan sát phản ứng của vỏ não thị giác nhờ máy chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI).

Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên nhìn thấy một thứ ánh sáng khó chịu, bị nhòe trong trường thị giác khi xung ánh sáng kích thích ipRGCs. Một số người báo cáo trông thấy màu sắc, chẳng hạn như xanh lá cây hoặc da cam.

"Hành động kích thích sắc tố melanopsin khiến những người tham gia nghiên cứu cảm thấy khó chịu. Bệnh nhân mắc hội chứng sợ ánh sáng có thể gặp phải một số phản ứng mạnh mẽ hơn đối với melanopsin", Geoffrey K. Aguirre, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Cập nhật: 08/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video