Sản xuất thành công giống cá vược nhân tạo

Sau hơn 10 năm (1996 - 2007) nghiên cứu và thử nghiệm đề tài “Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá vược”, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Thuỷ sản đã tìm ra quy trình kỹ thuật sản xuất được giống cá vược nhân tạo.

Công trình này mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu ứng dụng để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống các loài cá biển khác có giá trị kinh tế cao bằng con đường sinh sản nhân tạo.

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nhóm đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá vược bố mẹ (còn được gọi là “cá chẽm” tại các tỉnh phía Nam) trong hệ thống lồng nuôi trên biển và bể xi măng nước chảy tuần hoàn với hệ thống lọc sinh học. Tỷ lệ cá có thể tham gia sinh sản đạt 100%.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng đã hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật như quy trình kỹ thuật nuôi thu sinh khối 3 loài vi tảo và luân trùng Brachionus plicatilis phù hợp điều kiện tự nhiên và trang thiết bị thô sơ của sản xuất nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam; quy trình kỹ thuật ấp nở trứng cá, ương nuôi cá bột cá vược thành cá giống quy mô sản xuất thương mại với tỷ lệ sống đạt 38% sử dụng chủ yếu các loại thức ăn sống. kích thích cá vược sinh sản tự nhiên trong hệ thống bể xi măng với hệ thống lọc sinh học bằng việc sử dụng kích dục tố (tỷ lệ đẻ trứng đạt 100%) hoặc kích thích bằng các yếu tố sinh thái (tỷ lệ đẻ trứng đạt 95%).

Trên cơ sở sản xuất thành công, nhóm triển khai thực nghiệm và quảng bá mô hình luân canh tôm sú - cá rô phi - cá vược trong hệ thống ao đìa nuôi tôm ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Mô hình này nhằm giải quyết có hiệu quả tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm sú với môi trường do việc thải các chất hữu cơ sau mỗi vụ nuôi tôm. Trong mô hình này, cá rô phi có vai trò tiêu thụ chất hữu cơ tích tụ trong ao nuôi tôm và là nguồn thức ăn cho cá vược, loài cá có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với cá rô phi.

Từ năm 2004 đến nay, nhóm đã sản xuất được hơn 2 triệu cá giống có chiều dài từ 2- 3 cm, trong đó đã cung cấp miễn phí 300 nghìn con cho Trại thực nghiệm Nuôi trồng thuỷ sản thuộc Trường trung học thuỷ sản IV tại Quảng Ninh, Trung tâm khuyến ngư các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau. Số giống còn lại đã cung cấp cho người nuôi trồng ven biển từ quảng Ninh đến Kiên Giang.

Nhiều hộ nuôi ở Cam Ranh (Khánh Hoà) đạt lợi nhuận từ 70 đến 100 triệu đồng/ha sau 7 - 8 tháng nuôi thương phẩm theo mô hình luân canh với tôm sú và cá rô phi. Từ thành công này, nhiều địa phương khác trong cả nước tiếp tục đề nghị chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá vược bằng con đường sinh sản nhân tạo để có thể tự sản giống tại địa phương đảm bảo chất lượng giống cung cấp cho người nuôi trồng thủy sản.

Hoàng Minh Nguyệt

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video