Sắp tới sẽ có cả cúm chó và nó còn nguy hiểm hơn cả cúm gà, cúm lợn

Không chỉ có cúm gà và cúm lợn, con người có thể phải đối mặt với cả cúm chó nữa.

Cho đến thời điểm hiện tại, lợn và gà là các vật chủ chứa 2 loại cúm có hiểm họa bùng dịch lớn nhất với con người. Các loại cúm thuộc dòng có thể lây sang con người, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Còn chó, các loại cúm trên chó vốn thuộc dòng riêng, không phải từ động vật khác lây lan. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, các virus cúm bắt đầu tiến hóa dần. Chúng ngày càng đa dạng hơn, và rất có khả năng trở thành một dịch cúm mới có thể lây từ chó sang người.

Thậm chí theo các chuyên gia tại New York - nơi thực hiện nghiên cứu - thì dịch cúm này sẽ còn nguy hiểm hơn cả hai dịch bệnh kia, vì con người tiếp xúc với chó nhiều hơn.


Nếu có dịch cúm lây từ chó sang người, nó sẽ còn nguy hiểm hơn cả cúm gia cầm và cúm lợn.

"Các dịch cúm lợn có thể lây virus cúm sang gia cầm và con người" - Adolfo Garcia-Sastre, tác giả nghiên cứu tại trường Y Icahn (New York) cho biết.

"Nhưng giờ, chúng tôi còn thấy virus cúm có thể lây từ lợn sang chó nữa".

Theo Garcia-Sastre, đây là lúc loài người cần đưa ra giải pháp ngăn chặn dịch cúm lây lan ở chó.

"Nước Mỹ không nhiễm cúm gia cầm, vì mỗi khi phát hiện ra, số gia cầm ấy sẽ ngay lập tức bị thiêu hủy" - ông cho biết.

Trên thực tế, việc virus cúm từ các loài khác nhiễm sang chó không phải lần đầu tiên xuất hiện. Từ năm 2003, khoa học đã ghi nhận được trường hợp virus cúm từ ngựa lây được sang chó. Đến năm 2013, một số trang trại tại Trung Quốc phát hiện ra chó nhiễm cúm từ chim, với virus H3N2 khá nguy hiểm.

"Chúng tôi tìm ra một số nhóm virus vốn từ gia cầm, giờ có thể lây sang chó, đồng thời kết hợp thêm với các virus chỉ có trên cơ thể chó" - tiến sĩ chia sẻ.

"H1N1, H3N2, và H3N8 là 3 loại virus cúm xuất hiện trên chó. Chúng bắt đầu phản ứng rồi".


Đây là lúc loài người cần đưa ra giải pháp ngăn chặn dịch cúm lây lan ở chó.

Tại sao virus cúm có thể lây lan mạnh?

Dành cho những ai chưa biết, bản thân một con virus thì không thể lây từ loài này sang loài khác. Nhưng chuyển sang, chúng sẽ tiếp nhận các chuỗi virus khác trên từng cá thể, hấp thụ và tạo ra các virus với đặc tính di truyền mới.

Để rồi đến khi chúng đủ mạnh để lây từ động vật sang người, đó là lúc dịch bệnh sẽ xảy ra. Quan trọng hơn, do chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh, hệ miễn dịch của con người sẽ không thể chống cự được.


Virus có thể tiến hóa rất nhanh.

Ví dụ như dịch cúm virus H1N1 năm 2009 vốn có nguồn gốc từ gia cầm. Virus ấy tiến vào cơ thể của lợn, trao đổi gene với một số loại cúm lợn khác, rồi phát triển và sở hữu khả năng lây sang con người.

Riêng với loài chó, chúng vốn có khả năng chống chọi khá tốt với các loại virus cúm A, thường chỉ mắc các virus với khả năng lây lan sang con người là rất thấp. Nhưng qua nghiên cứu, tiến sĩ Garcia-Sastre đã xác nhận được tới 16 loại virus cúm trên chó tại miền Nam Trung Quốc.

Thậm chí, virus H1N1 còn kết hợp với H3N2 để tạo thành 3 thể virus đột biến là H1N1r, H1N2r, và H3N2r.

"Những virus mới này có gốc là H1N1, nhưng chúng khác với H1N1 trong dịch bệnh lợn, và cũng khác với loại H1N1 ở người" - tiến sĩ Garcia-Sastre chia sẻ. Điều này có nghĩa, hoàn toàn có thể xuất hiện một dịch cúm mới, với vật chủ là chó.


Hoàn toàn có thể xuất hiện một dịch cúm mới, với vật chủ là chó.

Tất nhiên, kết luận này vẫn cần nhiều nghiên cứu nữa để có được kết luận chuẩn xác. Nhưng Garcia-Sastre cho rằng chúng ta phải thực tế, và cần tìm ra các loại vaccine phù hợp trước khi mọi chuyện quá muộn.

Cập nhật: 08/06/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video