Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?

Đây là câu hỏi thường trực với nhiều F0 khi muốn gặp lại bạn bè, người thân. Họ thắc mắc nên tự cách ly trong bao lâu để đảm bảo không còn khả năng lây nhiễm cho người khác.

Đến nay, điều này vẫn là câu hỏi khó và không có sự nhất quán giữa các quốc gia, nghiên cứu. Đặc biệt, biến chủng Omicron xuất hiện khiến các quy định một lần nữa phải điều chỉnh.

Quy định trái ngược

Tại Mỹ, giới chức y tế cho phép hầu hết người nhiễm nCoV chấm dứt thời gian cách ly sau 5 ngày mà không cần làm xét nghiệm Covid-19. Điều này trái ngược với Anh - nơi người mắc Covid-19 có thể được ra ngoài vào ngày thứ 6 với điều kiện có kết quả test âm tính trong hai ngày cách ly cuối cùng và không bị sốt. Nếu không có kết quả xét nghiệm, họ phải đợi đủ 10 ngày cách ly.

Mỗi quyết định trên đều được các nhà hoạch định chính sách đưa ra dựa trên cân bằng giữa việc hạn chế đi lại và phát triển kinh tế. TS Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, cho biết các hướng dẫn cách ly tại nước này được đưa ra nhằm đảm bảo người dân có thể sớm quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về dịch tễ ở Anh, Mỹ đều cảnh báo hướng dẫn cách ly không tuân theo khoa học có nguy cơ khiến bệnh nhân vô tình lây lan nCoV tại nơi làm việc, trường học, nhất là khi họ chưa làm xét nghiệm.

Giáo sư Robert Wachter, Trưởng khoa y, Đại học California, San Francisco, từng chia sẻ trên Twitter ngày 14/1 về việc con trai ông có kết quả test dương tính vào ngày thứ 10. Nếu không làm xét nghiệm, cậu sẽ quay trở lại làm việc ngay sau đó một ngày.


Mỗi người có khả năng đào thải virus khác nhau, do đó, thời gian nhiễm bệnh của họ cũng khác. (Ảnh: Ben Hasty/MediaNews Group/Reading Eagle).

Nguy cơ lây nhiễm không giống nhau giữa các F0

Theo dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Anh, ước tính gần 35% F0 vẫn còn nguy cơ lây nhiễm sau 5 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính vào ngày thứ 5 và 6 cách ly, nguy cơ lây nhiễm là 7%. Sau 10 ngày, con số này giảm xuống 5%.

Giáo sư miễn dịch học phân tử Gary McLean, Đại học London Metropolitan, trả lời phỏng vấn của Insider:Những người mắc Covid-19 vẫn có khả năng lây nhiễm vào thời điểm hai ngày trước và sau 10 ngày từ khi có triệu chứng”. Vị chuyên gia cũng cho rằng có nhiều khả năng F0 sẽ không bị lây nhiễm sau thời gian khuyến cáo của cơ quan y tế Anh, song, điều đó không an toàn 100%.

Miễn dịch và tải lượng virus của mỗi bệnh nhân có thể xác định thời gian họ còn khả năng lây nhiễm virus. Mỗi người lại có thông số khác nhau, vị chuyên gia cho biết.

Ngoài ra, các ước tính nói trên đều không áp dụng cho biến chủng Omicron. Theo nhà virus học, Giáo sư Lawrence Young, Đại học Warwick, tại thời điểm công bố dữ liệu, không có nhiều thông tin về độc lực của Omicron so với các biến chủng khác. Do đó, họ không thể dự đoán chính xác khả năng lây nhiễm của người nào đó khi nhiễm biến chủng này.

Bà Young và ông McLean đều đồng ý dữ liệu mà Cơ quan An ninh Y tế Anh đưa ra và đánh giá đây là thông tin tốt nhất hiện có để xác định khả năng lây nhiễm của ai đó. Tuy nhiên, họ cũng đánh giá các dữ liệu này không đúng cho mọi trường hợp.

Dưới đây là bảng dữ liệu do Cơ quan An ninh Y tế Anh đưa ra:

Nghiên cứu khác từ Đại học Exeter được công bố trên tạp chí International Journal of Infectious Diseases phát hiện 13% trong số 176 người có các hạt virus còn khả năng lây nhiễm ở ngày thứ 10. Với một số người, virus còn “sống” trong cơ thể đến 68 ngày. Nghiên cứu được thực hiện trước khi Omicron trở thành biến thể phổ biến nhất trên toàn cầu.

Trong khi đó, các chuyên gia từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết nguy cơ lây nhiễm cho người khác của các F0 gần như giảm xuống bằng 0 nếu họ có ít nhất hai lần xét nghiệm Covid-19 liên tục cho kết quả âm tính. Điều này không phụ thuộc vào số ngày sau khi có xét nghiệm dương tính.

Ngoài dữ liệu nói trên, một số công trình nghiên cứu khác từ Nhật Bản, Mỹ, cũng đưa ra khả năng lây nhiễm của người nào đó khi nhiễm biến chủng Omicron theo thời gian.

Một nghiên cứu trên 21 người ở Nhật Bản cho thấy các bệnh nhân đã được tiêm vaccine Covid-19 khi nhiễm biến chủng Omicron và phải nhập viện có nồng độ virus cao nhất vào ngày thứ 3 đến thứ 6 sau khi có xét nghiệm dương tính hoặc khởi phát triệu chứng. Sau 10 ngày, họ không còn tìm thấy các hạt virus gây lây nhiễm.

Nghiên cứu ban đầu từ Mỹ cho thấy cả hai trường hợp nhiễm Omicron và Delta đều có khả năng lan truyền virus kéo dài khoảng 10 ngày. Ngoài ra, người nhiễm Omicron có mật độ hạt virus đạt đỉnh thấp hơn.

Cập nhật: 26/01/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video