Sau COP 15 - làm gì để Trái đất bớt nóng?

Trước kết quả có thể xem là thất bại của Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (COP 15), các cơ quan nghiên cứu đành quay về tìm biện pháp thực hiện các sáng kiến kỹ thuật để giảm nhiệt khí quyển Trái đất.


Núi lửa phun lưu huỳnh vào khí quyển

1- Rải sulfat lên khí quyển

Dựa trên thực tiễn vụ nổ núi lửa Pinatubo (Philippines, 1991), bụi lưu huỳnh tung vào khí quyển đã làm nhiệt độ Trái đất giảm 0,5oC trong hai năm sau đó. Nhưng phải giải quyết các hiệu ứng phụ: không tăng tỉ lệ axit trong đại dương, lỗ thủng ozone không rộng ra và không tạo thêm mây mù trên bầu trời.

2- Trồng các cây lương thực có lá trơn

Diện tích trồng các loài cây lương thực rất lớn. Việc chọn lọc, lai tạo hoặc biến đổi gen để lá các loài cây này trơn và bóng hơn giúp phản chiếu nhiều ánh nắng mặt trời trở lại không gian sẽ làm mặt đất mát hơn.

3- Tạo nhiều mây trắng

Mặt đất mát được là nhờ các tầng mây che phủ và càng mát hơn khi các đám mây trở nên trắng hơn, phản chiếu được nhiều bức xạ mặt trời hơn. Có thể tạo ra mây trắng bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng kết hạt nước. Hơi muối bốc lên từ nước biển là thứ nhân có sẵn nhất.

4- Che bóng Trái đất

Ý tưởng có vẻ táo bạo và đầy nguy hiểm: bắn vào khoảng không cách xa mặt đất hàng triệu triệu đĩa nhỏ tạo nên bóng mờ che địa cầu.

5- Trồng rừng nhân tạo

Một biện pháp tốn kém khác là trồng các rừng cây nhân tạo có khả năng hút mạnh CO2. Chỉ cần trồng 100.000 cây loại này có thể hút hết phát thải ô nhiễm của cả nước Anh.

Băng tuyết núi Alps (Thụy Sĩ) tan quá sớm (tháng 6-2008) so với trước đây. Hiện tượng này sẽ làm hàng triệu người thiếu nước sinh hoạt


6- Bón sắt cho các đại dương

Nhằm giúp phiêu sinh thực vật biển phát triển mạnh hơn, quang hợp nhiều hơn, nhờ đó hấp thu nhiều hơn khí thải CO2. Thực nghiệm đã bắt đầu, nhưng người ta sợ rằng về lâu dài sẽ làm tăng tỉ lệ axit trong đại dương.

7- Bắt giữ và chôn lấp carbon

Kỹ thuật này đã được đề cập rất sớm, nhằm chuyển khí thải CO2 từ các nhà máy phát điện chạy than thành chất rắn rồi đem chôn ở các hầm mỏ bỏ hoang. Hi vọng việc này có thể triển khai đại trà từ năm 2015.

8- Trồng tảo trên các kiến trúc cao tầng

Nhằm khai thác khả năng quang hợp của tảo để hấp thu khí thải CO2 trong các thành phố, chuyển hóa thành nhiên liệu để giảm lệ thuộc dầu mỏ. Tảo được trồng trong các ống PBR (photo-bioreactor), phủ bên ngoài các công trình.
Theo Tuổi Trẻ (msnbc)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video