Khủng long làm nóng Trái đất?

  •   3,52
  • 2.066

Những con khủng long khổng lồ có thể đã làm nóng hành tinh của chúng ta bằng sự đầy hơi của mình - các nhà nghiên cứu vừa cho hay.

Các nhà khoa học Anh đã tính toán khí methane thải ra của những con khủng long có kiểu chân thằn lằn, bao gồm loài đã được biết tới có tên Brontosaurus.

Bằng cách xem xét sự đánh hơi của những con bò, họ ước tính rằng toàn bộ khủng long đã tạo ra 520 triệu tấn khí thải mỗi năm. Các nhà khoa học cho rằng khí thải này là một yếu tố chính làm nóng khí hậu trên Trái đất cách đây 150 triệu năm.

Loài khủng long Apatosaurus được cho là tạo ra nhiều khí thải
Loài khủng long Apatosaurus được cho là tạo ra nhiều khí thải

David Wikinson từ ĐH John Moore Liverpool và các đồng sự ở trường ĐH London, ĐH Glasgow đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tờ Current Biology.

Những con khủng long chân giống thằn lằn như loài Apatosaurus louise, có kích cỡ khổng lồ và ăn thực vật ở kỷ Mesozoic (kỷ đại trung sinh).

Theo tiến sĩ Wikinson, không phải do kích cỡ khổng lồ của những con khủng long này được quan tâm mà là chính sinh vật nhỏ sống bên trong đó mới tạo ra khí methane.

Methane được biết tới là một loại “khí thải nhà kính” hấp thụ tia xạ hồng ngoại từ Mặt trời, giữ nó trong khí quyển của Trái đất và khiến nhiệt độ tăng lên.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng Trái đất đã nóng hơn 10 độ C so với ở kỷ Mesozoic.

Với sự hiểu biết rằng khí thải của các loài gia cầm hiện đóng vai trò lớn về mức độ khí methane toàn cầu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu hiện tại để ước lượng những con khủng long có thể làm ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào.

Tính toán của họ đã xem xét tới số lượng ước tính của khủng long thời đó và dùng cách đánh giá có liên quan tới chỉ số cơ thể và lượng methane thải ra của động vật.

Hiện tại lượng methane thải ra vào khoảng 500 triệu tấn mỗi năm từ các nguồn tự nhiên như động vật hoang dã, các hoạt động của con người như việc nuôi lấy sữa, lấy thịt.

Tiến sĩ Wikinson nói rằng những con khủng long không phải là loài vật duy nhất tạo ra khí methane thời điểm đó mà còn từ những nguồn khác và mức độ khí methane thời đó có thể cao hơn nhiều so với bây giờ.

Theo GDTĐ
  • 3,52
  • 2.066