Sau khi thâm nhập, chuyên gia đã hiểu tại sao lăng mộ cổ bị đánh bom 7 lần vẫn nguyên vẹn

Sau khi tiến hành cuộc khai quật quy mô lớn, nhà khảo cổ đã hiểu lý do vì sao và còn tìm được gần 5.000 di tích văn hóa vô cùng quý giá.

Được biết, lăng mộ cổ đó thuộc về Dĩnh Tĩnh vương – Chu Đống, người con trai thứ 24 của Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương. Ngôi mộ đã được tìm thấy tại Chung Tường, thuộc Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.


Theo những ghi chép trong lịch sử, lăng mộ của Chu Đống được xây dựng với quy mô rất lớn. (Ảnh: Kknews)

Theo "Biên niên sử Chung Tường", lăng mộ Chu Đống được xây dựng rất tráng lệ. Xung quanh được bao bọc bằng những bức tường, có tới 7 gian đại điện và 30 gian phòng nhỏ. Với quy mô bề thế như vậy nên lăng mộ của Chu Đống cũng khiến nhiều kẻ trộm mộ nhòm ngó.

Đặc biệt là vào khoảng cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ này, lăng mộ của Dĩnh Tĩnh vương luôn rơi vào tình cảnh bị đe dọa. Vào năm 1964, khu lăng mộ này được xếp vào danh sách các di tích văn hóa cần được bảo vệ. Kể từ năm 1999, lăng mộ của ông đã bị đánh bom tới 7 lần, lần đánh bom gây thiệt hại nặng nhất đã tạo nên một chiếc hố sâu tới 8m.

Bọn trộm mộ đã tìm mọi cách thâm nhập lăng mộ này. Nhưng dù chúng dùng bom để đánh phá thì kết quả vẫn phải về tay không.


Sau khi lăng mộ được khai quật, các chuyên gia khảo cổ đã tìm được vô số bảo vật quý giá. (Ảnh: Kknews)

Các chuyên gia sau khi phát hiện lăng mộ đã tiến hành một cuộc khai quật lớn vừa để tìm hiểu nguyên nhân vừa để bảo vệ các giá trị văn hóa trong lăng. Cục Di tích Văn hóa tỉnh Hồ Bắc đã đề xuất một cuộc khai quật lăng mộ của Chu Đống vào tháng 12 năm 2005.

Lúc bấy giờ, việc mở cảnh cổng của khu lăng mộ cổ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều đơn vị truyền thông trên thế giới.

Theo đó, lăng mộ của Dĩnh Tĩnh vương có 3 mặt là núi bao bọc với tổng diện tích lên tới 3.600m2.

Lăng mộ vốn là một hang động được khoan trong lòng núi đá, sau đó được xây bằng gạch và đá để tạo hình cho lăng. Gò chôn cất có hình bầu dục, cao 8m, chiều dài từ đông sang tây là 46m, chiều rộng từ bắc xuống nam là 35m, chu vi là 120m.

Kết quả thu hoạch được đã khiến cho các chuyên gia khảo cổ vô cùng ngạc nhiên, dù bị trộm viếng thăm nhiều lần nhưng chúng đều không thành công.

Đoàn khảo cổ đã tìm được hơn 5.000 di tích văn hóa ở bên trong lăng mộ. Các cổ vật bao gồm hơn 1.400 mảnh vàng, bạc và ngọc bích và hơn 3.400 mảnh đá quý đính cườm.


Hình ảnh cận cảnh của cặp bình gốm men xanh trắng vô giá. (Ảnh: Kknews)

Theo các nhà khảo cổ, những cổ vật có giá trị nhất là cặp bình gốm men xanh trắng được trang trí với hoa văn hoa mẫu đơn và 4 bức bích họa quanh bụng. Điểm đặc biệt của cặp bình này là chúng có họa tiết gần như giống hệt nhau. Chủ đề của 4 bức tranh là "Vương Hi Chi ái lan"; "Đào Uyên Minh ái cúc"; "Chu Đôn Di ái liên"; "Lâm Hòa Tĩnh ái mai".

Sau khi được thẩm định, giá trị của chiếc bình lên tới hàng trăm triệu NDT và giá trị văn hóa và lịch sử của nó còn khó ước tính hơn thế.

Cập nhật: 14/06/2021 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video