Sét hiếm đánh ngược lên trời nhìn từ máy bay

Khoảnh khắc sét gigantic jet phóng ngược từ đám mây giông lên tầng điện ly được một nhiếp ảnh gia chụp lại qua cửa sổ máy bay.


Sét gigantic jet sáng rực phía trước cánh máy bay. (Ảnh: Hung-Hsi Chang).

Nhiếp ảnh gia Hung-Hsi Chang chụp ảnh một loại sét hiếm gặp mang tên gigantic jet xuất hiện ở đường chân trời trong chuyến bay từ Munich tới Singapore. Bức ảnh được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ ở chuyên mục Ảnh thiên văn đẹp mỗi ngày. Theo NASA, Hung chụp tia sét với độ phơi sáng 3,2 giây phía trên thành phố Bhadrak, Ấn Độ.

"Dù tia sét gigantic jet trông như gắn liền với cánh máy bay, chắc chắn nó bắt nguồn từ đám mây giông ở xa hơn nhiều và hướng tới tầng điện ly", NASA cho biết.

Sét gigantic jet là một dạng sét cực mạnh diễn ra giữa những đám mây và tầng điện ly, nơi điện thế cao hơn hàng trăm kilovolt so với bề mặt Trái Đất. Thực chất, đây là sét đỏ hình cà rốt vươn ngược từ trung tâm đám mây giông lên cao. Một tia sét thông thường vươn xa khoảng 10km nhưng sét gigantic jet có thể dài hơn 70km.

Cập nhật: 20/09/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video